Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định bao gồm những nội dung gì?
- Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những nội dung gì?
- Đơn vị nào là đầu mối giúp Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính?
Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định về nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính
1. Bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC, cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực của các đơn vị thuộc Bộ, công chức, viên chức và tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC.
3. Thực hiện kiểm soát TTHC từ giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL), xây dựng dự án, dự thảo VBQPPL và trong quá trình tổ chức thực hiện VBQPPL.
4. Kịp thời đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; bảo đảm quy định TTHC minh bạch, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC và cơ quan thực hiện TTHC.
Như vậy, việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, cải cách hành chính của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ.
(2) Bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực của các đơn vị thuộc Bộ, công chức, viên chức và tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát thủ tục hành chính.
(3) Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính từ giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
(4) Kịp thời đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi thủ tục hành chính không phù hợp, phức tạp, phiền hà;
Bổ sung thủ tục hành chính cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước;
Bảo đảm quy định thủ tục hành chính minh bạch, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 1 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC) của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nội dung kiểm soát TTHC bao gồm:
1. Ban hành và thực hiện Kế hoạch kiểm soát TTHC hằng năm của Bộ.
2. Kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
3. Công bố, công khai TTHC; vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
4. Rà soát, đánh giá TTHC.
5. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
6. Kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC.
7. Tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
Như vậy, nội dung kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm:
(1) Ban hành và thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính hằng năm của Bộ.
(2) Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Công bố, công khai thủ tục hành chính; vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
(4) Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.
(5) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
(6) Kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính.
(7) Tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Đơn vị nào là đầu mối giúp Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 1394/QĐ-BKHCN năm 2019 quy định trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Bộ trưởng chỉ đạo chung, phê duyệt kế hoạch kiểm soát TTHC, kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC hằng năm của Bộ.
2. Các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm soát TTHC, công tác kiểm soát TTHC thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ là đơn vị đầu mối giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC của Bộ.
4. Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng giao; căn cứ theo số lượng TTHC, bố trí cán bộ, công chức làm nhiệm vụ là đầu mối thực hiện kiểm soát TTHC tại đơn vị mình.
Danh sách cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC được gửi về Văn phòng Bộ để tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt. Cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ là đơn vị đầu mối giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?