Việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi nào?
- Việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi nào?
- Thí nghiệm kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép bằng phương pháp chất tải tĩnh phải được thực hiện ở thời điểm nào?
- Báo cáo kết quả thử tải gồm những nội dung nào?
Việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi nào?
Việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9344:2012 về Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh như sau:
Quy định chung
5.1. Phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi:
- Việc xác định khả năng chịu lực của kết cấu bằng tính toán theo lý thuyết hoặc theo tiêu chuẩn không đủ tin cậy, và
- Kết quả thí nghiệm có thể giải thích sự làm việc của kết cấu thử một cách hợp lý và có xét đến ảnh hưởng của các bộ phận kết cấu liền kề trong quá trình thí nghiệm.
5.2. Trước khi thí nghiệm cần phải lập đề cương thí nghiệm, đồng thời có sự thống nhất của chủ đầu tư và các bên liên quan về quy trình thí nghiệm, các phương án chất tải thí nghiệm và các tiêu chí đánh giá kết quả thí nghiệm.
5.3. Công tác thí nghiệm chất tải tĩnh phải được tiến hành bởi đơn vị có đủ năng lực theo quy định hiện hành đồng thời cán bộ lập đề cương thí nghiệm và điều hành quá trình thí nghiệm phải là kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
...
Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi:
- Việc xác định khả năng chịu lực của kết cấu bằng tính toán theo lý thuyết hoặc theo tiêu chuẩn không đủ tin cậy, và
- Kết quả thí nghiệm có thể giải thích sự làm việc của kết cấu thử một cách hợp lý và có xét đến ảnh hưởng của các bộ phận kết cấu liền kề trong quá trình thí nghiệm.
Việc kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh chỉ nên áp dụng khi nào? (Hình từ Internet)
Thí nghiệm kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép bằng phương pháp chất tải tĩnh phải được thực hiện ở thời điểm nào?
Thí nghiệm kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép được quy định tại tiểu mục 5.9 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9344:2012 về Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh như sau:
Quy định chung
...
5.8. Đối với thử tải sàn nhà nhiều tầng, khi thiết kế hệ thống dàn giáo an toàn phải tính đến tác động dây chuyền xuống phía dưới khi sàn thí nghiệm bị sụp đổ. Thông thường phải bố trí phân tải trọng chống đỡ xuống ít nhất hai sàn tầng bên dưới sàn thí nghiệm.
5.9. Thí nghiệm chất tải tĩnh phải được thực hiện ở thời điểm khi ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, gió và ánh nắng mặt trời tới kết cấu và thiết bị thí nghiệm là nhỏ nhất. Các điều kiện môi trường có khả năng ảnh hưởng đến số liệu thí nghiệm phải được ghi chép lại. Nếu các ảnh hưởng này là đáng kể thì phải đưa vào nội dung xử lý số liệu và báo cáo kết quả thí nghiệm.
5.10. Trước khi thí nghiệm chất tải cần tiến hành tính toán phân tích ứng xử của kết cấu khi thí nghiệm. Việc phân tích này giúp dự báo hợp lý sự làm việc của kết cấu cũng như kịp thời phát hiện những ứng xử khác thường của kết cấu trong quá trình thí nghiệm.
...
Như vậy, theo quy định, thí nghiệm kiểm tra đánh giá độ bền của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn trên công trình bằng phương pháp chất tải tĩnh phải được thực hiện ở thời điểm khi ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, gió và ánh nắng mặt trời tới kết cấu và thiết bị thí nghiệm là nhỏ nhất.
Lưu ý: Các điều kiện môi trường có khả năng ảnh hưởng đến số liệu thí nghiệm phải được ghi chép lại. Nếu các ảnh hưởng này là đáng kể thì phải đưa vào nội dung xử lý số liệu và báo cáo kết quả thí nghiệm.
Báo cáo kết quả thử tải gồm những nội dung nào?
Căn cứ tiểu mục 11.2 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9344:2012 về Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh quy định thì báo cáo kết quả thử tải gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ cơ quan, cá nhân tiến hành thử tải và cơ quan, cá nhân yêu cầu thử tải;
- Ngày thí nghiệm và ngày lập báo cáo;
- Tên công trình, địa điểm xây dựng, đối tượng thử tải, vị trí thử tải và lý do lựa chọn vị trí, các thông số kỹ thuật liên quan tới chất lượng kết cấu và phương pháp xây dựng;
- Các bản vẽ thể hiện đối tượng thử tải, số liệu thiết kế và các số liệu khác có liên quan;
- Mô tả thiết bị đo và thiết bị gia tải, bao gồm cả trọng lượng thiết bị nếu có ảnh hưởng tới công tác thử tải, vị trí, hướng đo và phương pháp lắp đặt;
- Điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ ẩm của kết cấu thử và các yếu tố môi trường khác có liên quan tới sự làm việc của kết cấu, thiết bị thử;
- Biểu đồ Lực - Biến dạng đo được của từng thiết bị đo;
- Lực phá hoại (nếu xảy ra phá hoại);
- Thời gian giữ tải ở các cấp, thể hiện ở biểu đồ lực - thời gian;
- Các hình ảnh minh hoạ, đoạn phim (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?