Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
- Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
- Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện bằng phương pháp nào?
- Trình tự kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện như thế nào?
Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy chế kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Nguyên tắc kiểm tra CNTT
1. Đảm bảo không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời kỳ kiểm tra giữa các đơn vị với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
2. Thực hiện công khai chương trình, kế hoạch, kết quả, kết luận và các kiến nghị kiểm tra theo quy định.
3. Đảm bảo tính độc lập, trung thực và khách quan; đảm bảo đúng trình tự, nội dung, thời gian theo quy định; đảm bảo chấp hành nghiêm túc các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính; đảm bảo về bảo mật thông tin được kiểm tra theo quy định.
4. Các kết luận, kiến nghị phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng và khách quan. Các nội dung tồn tại, sai phạm phải có căn cứ, nêu cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan và biện pháp khắc phục.
5. Công tác kiểm tra phải thực hiện tối thiểu một lần trong thời gian 03 năm đối với các đơn vị cấp Tổng cục.
6. Đối với các Đoàn kiểm tra của Bộ xuống các đơn vị cấp Tổng cục: Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra CNTT, không bố trí cán bộ, công chức chịu trách nhiệm chính về công tác kiểm tra CNTT liên tục trong 03 năm liền đối với một đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời kỳ kiểm tra giữa các đơn vị với các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Thực hiện công khai chương trình, kế hoạch, kết quả, kết luận và các kiến nghị kiểm tra theo quy định.
- Đảm bảo tính độc lập, trung thực và khách quan; đảm bảo đúng trình tự, nội dung, thời gian theo quy định; đảm bảo chấp hành nghiêm túc các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính; đảm bảo về bảo mật thông tin được kiểm tra theo quy định.
- Các kết luận, kiến nghị phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng và khách quan. Các nội dung tồn tại, sai phạm phải có căn cứ, nêu cụ thể nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan và biện pháp khắc phục.
- Công tác kiểm tra phải thực hiện tối thiểu một lần trong thời gian 03 năm đối với các đơn vị cấp Tổng cục.
- Đối với các Đoàn kiểm tra của Bộ xuống các đơn vị cấp Tổng cục: Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra hoạt động ứng dụng thông tin, không bố trí cán bộ, công chức chịu trách nhiệm chính về công tác kiểm tra hoạt động ứng dụng thông tin liên tục trong 03 năm liền đối với một đơn vị.
Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện bằng phương pháp nào?
Việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện bằng phương pháp được quy định tại Điều 5 Quy chế kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra là việc sử dụng các biện pháp, cách thức và kỹ thuật để xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện. Đối với công tác kiểm tra CNTT, trong quá trình tổ chức thực hiện có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp kiểm tra chủ yếu như sau:
1. Phương pháp đối chiếu: Tiến hành so sánh, đối chiếu về chỉ tiêu số liệu trên các nguồn tài liệu khác nhau, đồng thời nghiên cứu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu thông qua biến động của các số liệu, nội dung có liên quan để phát hiện sai sót, vi phạm và gian lận về chỉ tiêu đó.
2. Phương pháp kiểm kê: Kiểm kê thực tế việc phân bổ, sử dụng tài sản CNTT nhằm thu thập thông tin về số lượng, giá trị từ đó so sánh, đối chiếu số liệu triển khai thực tế với số liệu trong hồ sơ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (chủ trương đầu tư, dự án, kế hoạch thuê dịch vụ, đề cương dự toán chi tiết, hợp đồng đã kí kết) để phát hiện những sai lệch giữa triển khai thực tế với nội dung đã được phê duyệt.
3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn chỉ tiêu, nội dung và đối tượng có tính chất, đặc điểm đại diện, đặc thù để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và kết luận.
4. Phương pháp phân tích: Thông qua các chỉ tiêu để phân tích, nghiên cứu và so sánh mối quan hệ giữa các nội dung, số liệu nhằm đánh giá tính phù hợp, bất hợp lý của các thông tin trong báo cáo đối với nội dung được kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện bằng phương pháp sau:
- Phương pháp đối chiếu;
- Phương pháp kiểm kê;
- Phương pháp chọn mẫu;
- Phương pháp phân tích.
Trình tự kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện như thế nào?
Trình tự kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BTC năm 2021 như sau
Trình tự các bước tiến hành kiểm tra
Quá trình tổ chức triển khai kiểm tra CNTT được thực hiện theo các trình tự như sau:
1. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra theo năm.
2. Thực hiện khảo sát, thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra.
3. Xây dựng và phê duyệt chi tiết kế hoạch kiểm tra về thời gian, nội dung, phân công cán bộ thực hiện trên từng mảng việc cụ thể.
4. Thành lập Đoàn Kiểm tra và thông báo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra.
5. Lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra.
6. Lập báo cáo và kết luận, kiến nghị kiểm tra
7. Xử lý kết luận, kiến nghị kiểm tra.
8. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra.
Theo đó, trình tự kiểm tra hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo các quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?