Việc kiểm tra sức chịu đựng tại ngân hàng thương mại phải được lập với tối thiểu bao nhiêu kịch bản?
Hoạt động kiểm tra sức chịu đựng tại ngân hàng thương mại nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN định nghĩa về kiểm tra sức chịu đựng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Vốn kinh tế là mức vốn do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định trên cơ sở tính toán mức vốn cần thiết bù đắp các rủi ro trọng yếu và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn trong kịch bản có diễn biến bất lợi.
8. Kiểm tra sức chịu đựng là việc đánh giá mức độ tác động của biến động, thay đổi bất lợi đối với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản trong các kịch bản khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Khẩu vị rủi ro là mức độ rủi ro mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẵn sàng chấp nhận trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh được thể hiện bằng các tỷ lệ và chỉ tiêu quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
...
Theo đó, hoạt động kiểm tra sức chịu đựng là nhằm mục đích đánh giá mức độ tác động của biến động, thay đổi bất lợi đối với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản trong các kịch bản khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thương mại.
Kiểm tra sức chịu đựng tại ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Kịch bản kiểm tra sức chịu đựng sẽ do bộ phận nào trong ngân hàng thương mại lập?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về bộ phận quản lý rủi ro như sau:
Bộ phận quản lý rủi ro
1. Tùy theo quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại tự quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận quản lý rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai và có tối thiểu các chức năng sau:
a) Giúp Hội đồng rủi ro trong việc:
(i) Đề xuất, tham mưu các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;
(ii) Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức rủi ro;
b) Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất để nhận dạng đầy đủ và theo dõi các rủi ro phát sinh;
c) Xây dựng và sử dụng các phương pháp, mô hình đánh giá và đo lường rủi ro;
d) Kiểm soát, phòng ngừa và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro phát sinh;
đ) Tham gia các nội dung liên quan đến rủi ro trong quá trình đưa ra các quyết định có rủi ro tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Thông tư này trên cơ sở phối hợp với bộ phận kinh doanh, bộ phận tuân thủ và các bộ phận khác có liên quan;
g) Thực hiện báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại.
2. Bộ phận quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ do ngân hàng mẹ quyết định.
Như vậy, việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng thuộc trách nhiệm của bộ phận quản lý rủi ro.
Việc kiểm tra sức chịu đựng phải được lập tối thiểu bao nhiêu kịch bản?
Căn cứ Điều 28 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về kiểm tra sức chịu đựng như sau:
Kiểm tra sức chịu đựng
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng đảm bảo:
a) Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản định kỳ tối thiểu 06 tháng một lần và đột xuất;
b) Kiểm tra sức chịu đựng về vốn định kỳ hằng năm và đột xuất.
2. Kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản;
c) Lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính).
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Đánh giá tình hình tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trọng hoạt động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản;
c) Tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu.
Từ quy định trên thì bộ phận quản lý rủi ro phải lập tối thiểu 02 kịch bản là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo.
Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?