Việc kiểm tra thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với chỉ đạo của Tổng cục Thuế bao gồm những nội dung nào?
- Việc kiểm tra thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với chỉ đạo của Tổng cục Thuế bao gồm những nội dung nào?
- Trong quá trình kiểm tra công tác thi đua khen thưởng nếu có vấn đề không thống nhất thì thành viên đoàn kiểm tra có được bảo lưu ý kiến của mình hay không?
- Đơn vị được kiểm tra công tác thi đua khen thưởng có quyền từ chối kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra hay không?
Việc kiểm tra thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với chỉ đạo của Tổng cục Thuế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về nội dung kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng như sau:
Nội dung kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng:
1. Kiểm tra công tác thi đua:
1.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.
1.2. Các hình thức thi đua đơn vị đã thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
1.3. Tình hình triển khai thực hiện các nội dung phong trào thi đua.
1.4. Tình hình thực hiện việc xây dựng điển hình tiên tiến và nhân rộng, học tập các gương điển hình tiên tiến.
1.5. Tổng kết, đánh giá, bình xét kết quả các phong trào thi đua.
2. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước; chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về công tác thi đua, khen thưởng:
2.1. Tình hình phổ biến, quán triệt Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn khác của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2.2. Tình hình triển khai các biện pháp và kết quả công tác thi đua, khen thưởng.
3. Kiểm tra việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thành tích, công trạng đạt được hàng năm và theo quý:
3.1. Việc áp dụng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế... vào bình xét khen thưởng.
3.2. Việc thực hiện quy trình, thủ tục bình xét thi đua, khen thưởng.
3.3. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền khen thưởng, đề nghị khen thưởng.
...
Như vậy, việc kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế về công tác thi đua khen thưởng bao gồm những nội dung sau:
(1) Tình hình phổ biến, quán triệt Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn khác của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
(2) Tình hình triển khai các biện pháp và kết quả công tác thi đua, khen thưởng.
Việc kiểm tra thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với chỉ đạo của Tổng cục Thuế bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Trong quá trình kiểm tra công tác thi đua khen thưởng nếu có vấn đề không thống nhất thì thành viên đoàn kiểm tra có được bảo lưu ý kiến của mình hay không?
Căn cứ Điều 14 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn, tổ kiểm tra như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn, tổ kiểm tra:
1. Yêu cầu đơn vị được kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
2. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn, tổ trưởng kiểm tra.
3. Báo cáo kết quả kiểm tra theo đúng nội dung do trưởng đoàn, tổ trưởng kiểm tra phân công; chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn, tổ trưởng kiểm tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
4. Trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề không thống nhất quan điểm thì phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của trưởng đoàn, tổ trưởng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình kiểm tra nếu có vấn đề không thống nhất quan điểm thì thành viên đoàn kiểm tra phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của trưởng đoàn, tổ trưởng và có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Đơn vị được kiểm tra công tác thi đua khen thưởng có quyền từ chối kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra hay không?
Căn cứ Điều 15 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra:
1. Quyền của đơn vị được kiểm tra:
1.1. Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra.
1.2. Nhận biên bản kiểm tra và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra. Nếu có phát sinh những vấn đề chưa thống nhất giữa đơn vị và đoàn, tổ kiểm tra thì đơn vị được kiểm tra có quyền kiến nghị, bảo lưu ý kiến của mình. Ý kiến bảo lưu và kiến nghị của đơn vị được kiểm tra được ghi vào biên bản kiểm tra.
2. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra:
2.1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kiểm tra.
2.2. Báo cáo bằng văn bản về công tác thi đua, khen thưởng theo đúng nội dung quy định tại kế hoạch kiểm tra hàng năm của Tổng cục Thuế (Cục Thuế) và các nội dung cần thiết khác.
2.3. Cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đoàn, tổ kiểm tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin tài liệu đã cung cấp.
2.4. Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi đoàn, tổ kiểm tra yêu cầu.
2.5. Chấp hành kết quả xử lý sau kiểm tra (nếu có).
Như vậy, đơn vị được kiểm tra công tác thi đua khen thưởng có quyền từ chối kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra công tác thi đua khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?