Việc ký số trên văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo phương thức gì? Thông tin nào trên chữ ký số cần kiểm tra?
Việc ký số trên văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo phương thức gì?
Phương thức ký số trên văn bản điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Phương thức ký số
1. Việc ký số trên văn bản điện tử như sau:
a) Chữ ký số của người ký trên văn bản điện tử được thể hiện bằng khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cấp cho người ký với tư cách cá nhân;
b) Con dấu của đơn vị trên văn bản điện tử được thể hiện bằng khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cấp cho người với tư cách đại diện của đơn vị.
2. Các trường hợp khác về sử dụng con dấu trên môi trường điện tử như sau:
a) Dấu giáp lai: Trong môi trường điện tử, chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản điện tử. Văn bản điện tử có chữ ký số hợp pháp tương đương với dấu giáp lai.
b) Dấu treo: Vị trí ký số tại góc bên trái, trang đầu của tài liệu được ký số.
Như vậy, theo quy định, việc ký số trên văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo các phương thức sau đây:
(1) Chữ ký số của người ký trên văn bản điện tử được thể hiện bằng khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cấp cho người ký với tư cách cá nhân;
(2) Con dấu của đơn vị trên văn bản điện tử được thể hiện bằng khóa bí mật tương ứng với chứng thư số cấp cho người với tư cách đại diện của đơn vị.
Việc ký số trên văn bản điện tử của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Quy trình ký số trên văn bản điện tử được thực hiện như thế nào?
Quy trình ký số trên văn bản điện tử được quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Quy trình ký số trên văn bản điện tử
1. Quy trình ký số trên văn bản điện tử
a) Văn thư của cơ quan, đơn vị vào số, ngày tháng năm ban hành vào văn bản điện tử sau đó chuyển văn bản điện tử sang định dạng PDF.
b) Văn thư gửi văn bản điện tử định dạng PDF đến người có thẩm quyền ký nháy vào trang trắng thêm vào cuối văn bản.
c) Lãnh đạo dùng khóa bí mật thực hiện ký số văn bản điện tử sau khi kiểm tra đầy đủ điều kiện.
d) Lãnh đạo của cơ quan, đơn vị gửi lại văn bản điện tử đã ký số cho Văn thư. Văn thư dùng khóa bí mật con dấu của đơn vị thực hiện ký số văn bản điện tử.
2. Đối với văn bản đến
Các loại văn bản đến được Văn thư đơn vị nhận, vào sổ theo dõi công văn đến và thực hiện ký số để đảm bảo văn bản đến nguyên vẹn gắn với trách nhiệm của Văn thư theo trình tự như sau:
a) Với văn bản điện tử: Thực hiện ký số bằng khóa bí mật con dấu.
b) Với văn bản giấy: Văn thư thực hiện quét văn bản dưới dạng PDF và thực hiện ký số bằng khóa bí mật con dấu của cơ quan.
...
Như vậy, theo quy định, quy trình ký số trên văn bản điện tử được thực hiện như sau:
(1) Văn thư của cơ quan, đơn vị vào số, ngày tháng năm ban hành vào văn bản điện tử sau đó chuyển văn bản điện tử sang định dạng PDF.
(2) Văn thư gửi văn bản điện tử định dạng PDF đến người có thẩm quyền ký nháy vào trang trắng thêm vào cuối văn bản.
(3) Lãnh đạo dùng khóa bí mật thực hiện ký số văn bản điện tử sau khi kiểm tra đầy đủ điều kiện.
(4) Lãnh đạo của cơ quan, đơn vị gửi lại văn bản điện tử đã ký số cho Văn thư.
Văn thư dùng khóa bí mật con dấu của đơn vị thực hiện ký số văn bản điện tử.
Những thông tin nào trên chữ ký số của văn bản điện tử cần kiểm tra tính hợp lệ?
Việc kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử được quy định tại Điều 15 Quy chế về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 như sau:
Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn bản điện tử
Khi nhận văn bản điện tử được ký số, Văn thư phải sử dụng phần mềm ký số đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để kiểm tra tính xác thực của chữ ký số, các thông tin trên chữ ký số cần kiểm tra gồm có:
1. Thông tin chữ ký hợp lệ;
2. Nội dung đã ký số chưa bị thay đổi;
3. Chứng thư số hợp lệ;
4. Dấu thời gian trên chữ ký hợp lệ.
Trường hợp một trong các nội dung nêu trên được phát hiện là không hợp lệ thì văn bản điện tử được coi là không có giá trị.
Như vậy, theo quy định, những thông tin trên chữ ký số của văn bản điện tử cần kiểm tra tính hợp lệ gồm có:
(1) Thông tin chữ ký hợp lệ;
(2) Nội dung đã ký số chưa bị thay đổi;
(3) Chứng thư số hợp lệ;
(4) Dấu thời gian trên chữ ký hợp lệ.
Lưu ý: Trường hợp một trong các nội dung nêu trên được phát hiện là không hợp lệ thì văn bản điện tử được coi là không có giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?