Việc ký thỏa thuận trở thành ngân hàng phối hợp thu có thể thực hiện với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay không?
- Ngân hàng phối hợp thu trong việc thực hiện phát bảo lãnh tiền thuế điện tử mà người nộp thuế cần phối hợp là ngân hàng như thế nào?
- Việc ký thỏa thuận trở thành ngân hàng phối hợp thu có thể thực hiện với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay không?
- Ngân hàng phối hợp thu khi thực hiện phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử thì cần gửi thông tin phát hành cho cơ quan hải quan như thế nào?
Ngân hàng phối hợp thu trong việc thực hiện phát bảo lãnh tiền thuế điện tử mà người nộp thuế cần phối hợp là ngân hàng như thế nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về về ngân hàng phối hợp thu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Core Banking”: là một phần mềm hệ thống về ngân hàng lõi, hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng..., hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro ... trong hệ thống ngân hàng, là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.
7. “Hệ thống kế toán thuế tập trung”: là chương trình ứng dụng quản lý kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan (sau đây gọi là Hệ thống KTTT).
8. “Mã vạch”: là sự thể hiện thông tin dưới dạng nhìn thấy trên bảng kê nộp tiền hoặc giấy nộp tiền mà máy móc có thể đọc được.
9. “Ngân hàng phối hợp thu với cơ quan hải quan”: là ngân hàng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan về phối hợp thu nộp tiền thuế, bảo lãnh tiền thuế điện tử, sau đây gọi là “ngân hàng phối hợp thu”.
...
Theo quy định trên thì ngân hàng phối hợp thu (ngân hàng phối hợp thu với cơ quan hải quan) là ngân hàng đã ký Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan về phối hợp thu nộp tiền thuế, bảo lãnh tiền thuế điện tử.
Việc ký thỏa thuận trở thành ngân hàng phối hợp thu có thể thực hiện với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về bảo lãnh tiền thuế điện tử như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng:
a) Người nộp thuế, người khai hải quan (sau đây gọi chung là người nộp thuế) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quản lý thuế, Điều 2 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2013/NĐ-CP); khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP;
b) Cơ quan hải quan bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương;
c) Cơ quan Kho bạc Nhà nước bao gồm: Kho bạc Nhà nước; Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
d) Cơ quan quản lý bao gồm: các Bộ, ngành có thu phí, lệ phí và các khoản thu khác thực hiện cơ chế qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
đ) Ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận là ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc thu nộp tiền thuế và phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử;
e) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu nộp tiền thuế, phí, lệ phí và/hoặc bảo lãnh tiền thuế điện tử.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể ký Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan về phối hợp thu nộp tiền thuế, bảo lãnh tiền thuế điện tử,...để đóng vai trò là ngân hàng phối hợp thu.
Việc ký thỏa thuận trở thành ngân hàng phối hợp thu có thể thực hiện với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phối hợp thu khi thực hiện phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử thì cần gửi thông tin phát hành cho cơ quan hải quan như thế nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Thông tư 184/2015/TT-BTC quy định về trình tự thực hiện bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử như sau:
Trình tự thực hiện bảo lãnh thuế bằng phương thức điện tử
...
3. Trường hợp chấp nhận phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử cho người nộp thuế, ngân hàng thực hiện:
a) Chuyển thông tin bảo lãnh tiền thuế điện tử theo đúng định dạng thống nhất qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Trường hợp thông tin thư bảo lãnh thuế truyền không phù hợp định dạng, hệ thống từ chối cập nhật thông tin bảo lãnh thuế;
b) Cấp cho người nộp thuế bảng kê nội dung thông tin bảo lãnh đảm bảo đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thông tin được ghi trên Thư bảo lãnh thuế để người nộp thuế khai báo các chỉ tiêu thông tin liên quan đến bảo lãnh thuế trên hệ thống thông quan điện tử tự động;
c) Mã của ngân hàng sử dụng để cập nhật vào hệ thống KTTT và khai báo tại hệ thống thông quan điện tử: là mã nơi phát hành thư bảo lãnh thuộc bộ mã do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Hệ thống điện tử tự động của hải quan kiểm tra thông tin bảo lãnh thuế điện tử do ngân hàng phối hợp thu chuyển qua Cổng thanh toán điện tử hải quan với thông tin thư bảo lãnh do người nộp thuế khai báo trên hệ thống, nếu thông tin phù hợp (về mã số thuế, số tờ khai hoặc số hóa đơn và/ hoặc số vận đơn, số hiệu và ký hiệu bảo lãnh thuế, mã ngân hàng phối hợp thu cấp thư bảo lãnh thuế), hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan tự động xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế bằng sử dụng bảo lãnh. Trường hợp thông tin không phù hợp, hệ thống không xác nhận thực hiện nghĩa vụ thuế bằng sử dụng bảo lãnh.
5. Trường hợp ngân hàng cấp thư bảo lãnh giấy: người nộp thuế nộp bản gốc thư bảo lãnh thuế cho cơ quan hải quan nơi mở tờ khai. Cơ quan hải quan nơi mở tờ khai căn cứ thông tin ghi trên thư bảo lãnh cập nhật vào hệ thống KTTT.
6. Ngân hàng phối hợp thu theo dõi tình hình sử dụng bảo lãnh thuế trên Cổng thanh toán điện tử hải quan.
...
Theo đó, ngân hàng phối hợp thu sẽ chuyển thông tin phát hành bảo lãnh tiền thuế điện tử cho Cơ quan Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Hệ thống điện tử tự động của hải quan kiểm tra thông tin bảo lãnh thuế điện tử do ngân hàng phối hợp thu chuyển qua Cổng thanh toán điện tử hải quan với thông tin thư bảo lãnh do người nộp thuế khai báo trên hệ thống.
Ngân hàng phối hợp thu theo dõi tình hình sử dụng bảo lãnh thuế trên Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?