Việc lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước được lấy ý kiến từ những cơ quan nào?
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
2. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối;
b) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
c) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
d) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
đ) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
5. Hành lang bảo vệ nguồn nước phải được công bố, quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông đường thủy nội địa.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
Việc lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước được lấy ý kiến từ những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Việc lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được lấy ý kiến từ những cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định 53/2024/NĐ-CP như sau:
Lập, công bố, điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ
...
3. Lập, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước:
a) Căn cứ quy định tại các Điều 21 và Điều 22 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan, trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: dự thảo Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và các tài liệu khác có liên quan.
Dự thảo Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục;
...
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn, lấy ý kiến của các cơ quan sau đây trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Công Thương;
- Sở Xây dựng;
- Sở Giao thông vận tải;
- Các sở, ngành có liên quan.
Lưu ý: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm những nội dung chính nào?
Nội dung chính của Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 53/2024/NĐ-CP, bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Tên, địa giới hành chính của các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
(2) Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định cho toàn bộ hành lang hoặc từng đoạn hành lang theo yêu cầu bảo vệ nguồn nước;
(3) Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; tọa độ vị trí các điểm giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
(4) Danh sách nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 53/2024/NĐ-CP và khoản 1 Điều 29 Nghị định 53/2024/NĐ-CP và kế hoạch cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Ưu tiên thực hiện cắm mốc giới đối với các nguồn nước tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tại các đoạn sông, suối bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở để phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước, bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng chống nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?