Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trong trường hợp nào?
- Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp như thế nào theo quy định hiện nay?
- Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trong trường hợp nào?
- Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia phải đảm bảo được những nội dung gì?
Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về việc phân cấp khu bảo tồn đất ngập nước như sau:
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Theo đó, khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia như sau:
Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia
1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.
...
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia đối với vùng đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia phải đảm bảo được những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về nội dung dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia như sau:
Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia
...
3. Nội dung dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:
a) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
c) Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
d) Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
đ) Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
e) Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;
g) Tổ chức quản lý khu bảo tồn;
h) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
i) Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.
...
Như vậy, dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia phải đảm bảo được những nội dung chủ yếu theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?