Việc lập phương án giá đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Lập phương án giá có nằm trong việc ban hành văn bản định giá không?
Lập phương án giá có nằm trong việc ban hành văn bản định giá không, căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Giá 2023 quy định:
Ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá; văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá
1. Văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành là văn bản hành chính. Việc ban hành văn bản được thực hiện như sau:
a) Lập phương án giá;
b) Thẩm định phương án giá;
c) Trình và ban hành văn bản định giá, điều chỉnh mức giá.
2. Văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, hoạt động lập phương án giá sẽ được thực hiện khi ban hành văn bản định giá.
Ngoài ra, việc ban hành văn bản định giá còn được thực hiện như sau:
- Thẩm định phương án giá;
- Trình và ban hành văn bản định giá.
Việc lập phương án giá đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lập phương án giá đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Việc lập phương án giá đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định:
Lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
1. Việc lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng và thuộc thẩm quyền đặt hàng của cơ quan, tổ chức ở địa phương: Tổ chức sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng lập phương án giá;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ: đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được giao sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá;
d) Đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh: tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ hoặc đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia; đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia;
...
Như vậy, việc lập phương án giá đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ lập phương án giá.
+ Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP;
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải có nghĩa vụ lập phương án giá hay không?
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải có nghĩa vụ lập phương án giá hay không, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Giá 2023 quy định:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật này.
2. Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
4. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
5. Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải có nghĩa vụ lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật Giá 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?