Việc lập và thẩm định hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020 như thế nào?
- Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020 gồm những gì?
- Việc lập và thẩm định hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết như thế nào?
- Quyết định khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết được đăng tải và gửi như thế nào?
Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020 gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết như sau:
Hồ sơ đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14
1. Hồ sơ khoanh nợ tiền thuế
a) Quyết định có hiệu lực của tòa án tuyên bố một người là đã chết hoặc bản án của Tòa án trong đó có nội dung xác định người nộp thuế là đã chết (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
b) Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
...
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 94/2019/QH14 quy định:
Đối tượng được xử lý nợ
Đối tượng được xử lý nợ là người nộp thuế nợ tiền thuế, nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp và thuộc một trong các trường hợp dưới đây, phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước:
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
...
Theo đó, hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020 gồm:
- Quyết định có hiệu lực của tòa án tuyên bố một người là đã chết hoặc bản án của Tòa án trong đó có nội dung xác định người nộp thuế là đã chết (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp hoặc văn bản xác nhận số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp người nộp thuế đang nợ đến thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2020 của cơ quan quản lý thuế.
Khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020 (Hình từ Internet)
Việc lập và thẩm định hồ sơ khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục khoanh nợ tiền thuế như sau:
Trình tự, thủ tục khoanh nợ tiền thuế
1. Lập, thẩm định hồ sơ, ban hành Quyết định khoanh nợ
a) Đối với người nộp thuế được khoanh nợ theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư này, dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư này, chuyển bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế thẩm định.
Trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan để bổ sung hồ sơ;
b) Bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế xem xét, thẩm định hồ sơ khoanh nợ do bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ chuyển đến. Thời gian thẩm định hồ sơ trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khoanh nợ;
c) Sau khi nhận được ý kiến thẩm định, trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ tổng hợp và trình thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế xem xét quyết định khoanh nợ;
d) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế ký ban hành Quyết định khoanh nợ.
...
Theo đó, đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết còn nợ phát sinh trước tháng 7/2020, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập đầy đủ hồ sơ khoanh nợ theo quy định, dự thảo Quyết định khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐKN-2 ban hành kèm theo Thông tư 69/2020/TT-BTC, chuyển bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế thẩm định.
Trường hợp chưa đầy đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan để bổ sung hồ sơ;
Bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế xem xét, thẩm định hồ sơ khoanh nợ do bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ chuyển đến.
Thời gian thẩm định hồ sơ trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khoanh nợ.
Quyết định khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế được pháp luật coi là đã chết được đăng tải và gửi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục khoanh nợ tiền thuế như sau:
Trình tự, thủ tục khoanh nợ tiền thuế
...
2. Công khai và gửi Quyết định khoanh nợ
a) Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành;
b) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan;
c) Cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký ban hành cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn;
d) Bộ phận kế toán thuế hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ điều chỉnh lại tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên ứng dụng quản lý thuế (nếu có).
Theo đó, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ nhập Quyết định khoanh nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định khoanh nợ được ban hành.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đăng tải Quyết định khoanh nợ trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan.
Cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế gửi Quyết định khoanh nợ ngay sau khi ký ban hành cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn.
Bộ phận kế toán thuế hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ điều chỉnh lại tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên ứng dụng quản lý thuế (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?