Việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Dấu hiệu bệnh tích ở thể mãn tính của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì? Lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào? Việc đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào?

Dấu hiệu bệnh tích ở thể mãn tính của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?

Tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu về bệnh tích của bệnh tỵ thư như sau:

Chẩn đoán lâm sàng.
...
6.3 Bệnh tích
Bệnh tích của bệnh thấy rõ nhất là ở thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể cấp tính:
- Trên da: Nội bì tụ máu, tổ chức liên kết dưới da và lâm ba quản cũng tụ máu và có thủy thũng;
- Hạch tụ máu, sưng, phù thũng;
- Đường hô hấp: Niêm mạc tụ máu đỏ thẫm, hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ đặc, màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp;
- Phổi tụ máu, có những ổ gan hóa, màng phổi đầy bạch huyết cầu vàng hay xám;
- Ở gan, lách sưng to, xuất huyết, có những hạt vàng xám, xung quanh có một vầng màu hồng;
- Dịch hoàn: Dịch hoàn và màng bọc bị viêm, thủy thũng. Trên bề mặt màng bọc có những chấm nhỏ màu xám hay trắng;
- Thận bị viêm và có những điểm thoái hóa.
Thể mũi:
- Niêm mạc ở mũi sưng, có các nốt loét. Các nốt loét này có bờ rộng dần tạo ra các ổ loét lớn;
- Ở giai đoạn phục hồi của thể mũi, các ổ loét để lại sẹo.
Thể phổi:
- Màng phổi bị viêm. Trong tổ chức phổi có các nốt sưng cứng còn gọi là hạt tỵ thư. Khi cắt các nốt sưng thấy có vỏ chất xơ, trong chứa đầy bã đậu màu trắng nhạt.
Thể da:
Trên da vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng bị sưng nóng, phù thũng, sau vỡ ra tạo thành các ổ loét. Khi phục hồi các vết loét sẽ để lại sẹo, giống như các u cục trên da.
Thể mãn tính:
- Trên da thường ở vùng da mỏng có những nốt sưng (to bằng hạt đậu hoặc quả trứng gà) sau mềm ra và loét. Chích nốt sưng đã mềm thấy chảy dịch dính, màu vàng đỏ, mụn loét không thành sẹo, bờ dựng đứng;
- Hạch sưng, ít khi có mủ;
- Niêm mạc đường hô hấp tụ máu đỏ thẫm, hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ đặc, màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp;
- Màng phổi bị viêm. Trong tổ chức phổi có các nốt sưng cứng còn gọi là hạt tỵ thư. Khi cắt các nốt sưng thấy có vỏ chất xơ, trong chứa đầy bã đậu màu trắng nhạt;
- Gan, lách, thận cũng có hạt tỵ thư nhưng ít gặp.

Như vậy, ngựa mắc bệnh tỵ thư ở thể mãn tính có dấu hiệu như sau:

- Trên da thường ở vùng da mỏng có những nốt sưng (to bằng hạt đậu hoặc quả trứng gà) sau mềm ra và loét. Chích nốt sưng đã mềm thấy chảy dịch dính, màu vàng đỏ, mụn loét không thành sẹo, bờ dựng đứng;

- Hạch sưng, ít khi có mủ;

- Niêm mạc đường hô hấp tụ máu đỏ thẫm, hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ đặc, màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp;

- Màng phổi bị viêm. Trong tổ chức phổi có các nốt sưng cứng còn gọi là hạt tỵ thư. Khi cắt các nốt sưng thấy có vỏ chất xơ, trong chứa đầy bã đậu màu trắng nhạt;

- Gan, lách, thận cũng có hạt tỵ thư nhưng ít gặp.

Việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay? (Hình từ Internet)

Lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc có nêu như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
7.1.1 Lấy mẫu
Bệnh phẩm là dịch của các mụn và vết loét (ở đường hô hấp trên, ở da), phổi, gan, lách.
Cách lấy mẫu:
- Lấy mẫu máu: Sát trùng vị trí lấy mẫu bằng bông cồn (5.8). Dùng bơm tiêm (5.17) lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai. Lấy khoảng 3 ml máu. Sát trùng kỹ nơi lấy máu bằng bông cồn (5.8). Mẫu máu được chuyển sang ống ly tâm 15 ml (5.19) và để nghiêng ống hoặc mẫu máu được để nguyên trong bơm tiêm và kéo dài pit tông của bơm tiêm để có khoảng trống tách huyết thanh.
- Lấy dịch ngoáy mũi: Dùng 1 tăm bông (5.10) đưa vào mũi gia súc, xoay tròn tăm bông và từ từ rút ra; Lấy tăm bông thứ 2 làm tương tự ở mũi còn lại. Cho cả 2 tăm bông vào ống đã có môi trường bảo quản (xem Phụ lục B.5).
- Lấy mẫu dịch của các mụn và vết loét: Dùng tăm bông (5.10) ngoáy vào ổ mụn hoặc vết loét rồi cho vào từng dụng cụ đựng mẫu riêng, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.
- Lấy mẫu da: Dùng pank, kéo (5.16) cắt khoảng 3 cm2 da ở vùng có nốt loét cho vào từng dụng cụ đựng mẫu riêng, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.
- Lấy mẫu là phủ tạng (phổi, gan, lách): Dùng pank, kéo (5.16) cắt khoảng 10 g đến 50 g cho vào từng dụng cụ đựng mẫu riêng, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.

Như vậy, việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như sau:

(1) Sát trùng vị trí lấy mẫu bằng bông cồn.

(2) Dùng bơm tiêm lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai.

(3) Lấy khoảng 3 ml máu.

(4) Sát trùng kỹ nơi lấy máu bằng bông cồn.

(5) Mẫu máu được chuyển sang ống ly tâm 15 ml và để nghiêng ống hoặc mẫu máu được để nguyên trong bơm tiêm và kéo dài pit tông của bơm tiêm để có khoảng trống tách huyết thanh.

Việc đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiết 7.1.3 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 54: Bệnh tỵ thư ở gia súc thì việc đóng gói và vận chuyển mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như sau:

Mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh được đóng gói 3 lớp, đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

- Lớp thứ 1 (lớp đựng mẫu bệnh phẩm): Có thể là hộp nhựa cứng có nắp xoáy, đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu...).

Lớp thứ 1 được bao bằng vật liệu dễ thấm hút (bông, giấy thấm...) đặt vào trong lớp thứ 2. Nếu có nhiều ống đựng mẫu thì mỗi ống cần được bao, bọc riêng để tránh tiếp xúc và có lớp vật liệu thấm hút bên ngoài.

- Lớp thứ 2: Bảo vệ lớp thứ 1, có thể là hộp nhựa hoặc túi nylon, đảm bảo không rò rỉ, không thấm nước, không dễ vỡ, được đóng kín, dán nhãn ghi thông tin mẫu ở bên ngoài (loại mẫu, ngày, chủ gia súc, nơi lấy mẫu...). Giữa lớp thứ 1 và thứ 2 có lớp vật liệu thấm hút để tránh rò rỉ mẫu.

- Lớp thứ 3 (là lớp ngoài cùng): Bao quanh lớp thứ 2, có thể là thùng bảo ôn hoặc hộp xốp, đảm bảo đủ cứng, không bục vỡ mẫu trong quá trình vận chuyển. Bên ngoài lớp thứ 3 cần được ghi nhãn đảm bảo các thông tin: thông tin của người gửi mẫu (Tên, số điện thoại, địa chỉ); Thông tin của người nhận mẫu (Tên, số điện thoại, địa chỉ); Có thể thêm số điện thoại khẩn cấp của người chịu trách nhiệm mẫu bệnh phẩm; Nhãn cảnh báo mẫu.

CHÚ THÍCH: Trong quá trình đóng gói và vận chuyển nếu dùng đá chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ bảo quản thì có thể để đá ở giữa lớp thứ 1 và lớp thứ 2 hoặc giữa lớp thứ 2 và lớp thứ 3.

Bệnh tỵ thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi khuẩn B. mallei mọc tốt trên thạch nào sau khi nuôi cấy vi khuẩn B. mallei ở bệnh tỵ thư của lừa?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?
Pháp luật
Việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tỵ thư
373 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tỵ thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh tỵ thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào