Việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Theo quy định của pháp luật thì việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không? Thương nhân kinh doanh không thường xuyên tại chợ được bố trí bán hàng ở đâu?

Việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ
1. Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:
a) Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
b) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:
a) Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;
c) Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);
d) Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;
đ) Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, chủ đầu tư xây dựng chợ thực hiện việc:

- Xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển;

- Bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm;

- Xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ.

Như vậy, chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc xây dựng phương án lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ.

Việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không? (Hình từ Internet)

Thương nhân kinh doanh không thường xuyên tại chợ được bố trí bán hàng ở đâu?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ
1. Quyền của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ được quyền hoạt động kinh doanh theo hợp đồng đã ký;
b) Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng khi được tổ chức quản lý chợ chấp thuận bằng văn bản;
c) Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ.
2. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ:
a) Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh của tổ chức quản lý chợ;
b) Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của tổ chức quản lý chợ;
...

Như vậy, những thương nhân kinh doanh không thường xuyên sẽ được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ.

Đơn vị sự nghiệp công lập có được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng và hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ
1. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước);
c) Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh.
2. Đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp huyện.
3. Hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ:
a) Giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo hình thức ghi tăng tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này (sau đây gọi là đơn vị), Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (sau đây gọi là cơ quan);
...

Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc một trong những đối tượng được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý.

Thương nhân kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ có phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương nhân kinh doanh
159 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương nhân kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương nhân kinh doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào