Việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện bằng hình thức nào?
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị nào?
- Việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện bằng hình thức nào?
- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khi nhận được đề nghị tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gì?
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan. Tùy tính chất và nội dung của dự thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản đề xuất danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Kiểm toán nhà nước có liên quan gửi lấy ý kiến trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
2. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đề nghị góp ý hoặc có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, tọa đàm, đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ dự thảo văn bản và công văn lấy ý kiến cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Hồ sơ dự thảo gửi lấy ý kiến gồm: dự thảo tờ trình, dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến. Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến và hồ sơ dự thảo văn bản.
...
Như vậy, theo quy định, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được lấy ý kiến tham gia của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có liên quan. Tùy tính chất và nội dung của dự thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản đề xuất danh sách cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài Kiểm toán nhà nước có liên quan gửi lấy ý kiến trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
2. Việc lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đề nghị góp ý hoặc có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, tổ chức hội thảo, tọa đàm, đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ dự thảo văn bản và công văn lấy ý kiến cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Hồ sơ dự thảo gửi lấy ý kiến gồm: dự thảo tờ trình, dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến. Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến và hồ sơ dự thảo văn bản.
...
Như vậy, theo quy định, việc lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có thể được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
(1) Gửi văn bản đề nghị góp ý;
(2) Lấy ý kiến trực tiếp;
(3) Tổ chức hội thảo, tọa đàm;
(4) Đăng tải lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khi nhận được đề nghị tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Lấy ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
...
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản gửi hồ sơ dự thảo văn bản và công văn lấy ý kiến cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Hồ sơ dự thảo gửi lấy ý kiến gồm: dự thảo tờ trình, dự thảo văn bản và tài liệu có liên quan (nếu có). Công văn lấy ý kiến phải xác định rõ nội dung, thời gian lấy ý kiến và nơi nhận ý kiến. Thời gian lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc tối thiểu là 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến và hồ sơ dự thảo văn bản.
4. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được đề nghị tham gia ý kiến phải có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho đơn vị chủ trì soạn thảo đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn quy định; cử công chức tham gia hội nghị lấy ý kiến do đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản tổ chức (nếu có). Quá thời hạn lấy ý kiến, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước không có văn bản trả lời thì coi như đã nhất trí với nội dung dự thảo văn bản. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được đề nghị tham gia lấy ý kiến phải chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc, phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của dự thảo văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý của đơn vị.
...
Như vậy, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước khi nhận được đề nghị tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải có các trách nhiệm sau đây:
(1) Nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho đơn vị chủ trì soạn thảo đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn quy định;
(2) Cử công chức tham gia hội nghị lấy ý kiến do đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản tổ chức (nếu có).
Lưu ý: Thủ trưởng đơn vị trực thuộc được đề nghị tham gia lấy ý kiến phải chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc, phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung của dự thảo văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?