Việc lựa chọn nhà thầu qua mạng cần đảm bảo nguyên tắc gì? Thực hiện đấu thầu qua mạng như thế nào cho phù hợp với lộ trình lựa chọn nhà thầu qua mạng?
Lộ trình lựa chọn nhà thầu qua mạng theo quy định mới nhất hiện nay
Tại khoản 3 Điều 29 Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT quy định về lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng như sau:
Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
...
3. Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng toàn bộ (100%) gói thầu mua sắm tập trung.
Như vậy, theo quy định trên đối với trường hợp của anh, nếu không thuộc quy định tại điểm b, điểm c thì anh phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 70% các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.
Nếu gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức tại điểm b hoặc gói thầu mua sắm tập trung thì bắt buộc phải tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng 100%.
Anh thực hiện 01 gói thầu xây lắp không qua mạng nếu theo quy định trên trong giai đoạn này thì vẫn phù hợp.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2022) quy định về lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng như sau:
Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
1. Năm 2022:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng gói thầu đạt tối thiểu 80% số lượng gói thầu và tối thiểu 70% tổng giá trị gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
Anh có thể tham khảo lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng năm 2022 mới nhất nêu trên.
Lựa chọn nhà thầu qua mạng (Hình từ Internet)
Lựa chọn nhà thầu qua mạng cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ quy định tại Điều 85 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng như sau:
Nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng
1. Khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải thực hiện đăng ký một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
2. Bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Đối với mỗi gói thầu, nhà thầu chỉ nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất một lần trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
4. Bên mời thầu tiến hành mở thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ngay sau thời điểm đóng thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp hồ sơ, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng; trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ thì bên mời thầu mở thầu ngay mà không phải xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 của Nghị định này.
5. Các văn bản điện tử giao dịch qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được coi là văn bản gốc, có giá trị pháp lý và có hiệu lực như văn bản bằng giấy, làm cơ sở phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.
Theo đó, khi thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng, bên mời thầu, nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc trên.
Thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng phải trả những khoản chi phí nào theo quy định?
Theo quy định tại Điều 86 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP như sau:
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu qua mạng
Chi phí trong lựa chọn nhà thầu qua mạng bao gồm: Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; chi phí nhà thầu trúng thầu; chi phí sử dụng hợp đồng điện tử và chi phí sử dụng hệ thống mua sắm điện tử. Các chi phí nêu trên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?