Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao?
Cừ chống thấm là gì?
Cừ chống thấm được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Cừ chống thấm (Impermeability sheet pile)
Kết cấu được đặt thẳng đứng trong nền và liên kết với kết cấu bản đáy hoặc tường bên để kéo dài đường viền thấm cho công trình, cấu tạo của cừ dạng bản hoặc dạng khác có bố trí khớp nối âm dương để khi liên kết với nhau tạo thành tường chống thấm đảm bảo kín nước theo yêu cầu thiết kế. Vật liệu để chế tạo cừ có thể bằng thép, nhựa hoặc bê tông cốt thép.
...
Theo đó, cừ chống thấm được hiểu là kết cấu được đặt thẳng đứng trong nền và liên kết với kết cấu bản đáy hoặc tường bên để kéo dài đường viền thấm cho công trình, cấu tạo của cừ dạng bản hoặc dạng khác có bố trí khớp nối âm dương để khi liên kết với nhau tạo thành tường chống thấm đảm bảo kín nước theo yêu cầu thiết kế. Vật liệu để chế tạo cừ có thể bằng thép, nhựa hoặc bê tông cốt thép.
Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao? (hình từ internet)
Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định ra sao?
Việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:
5 Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế
5.1 Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm
5.1.1 Cừ dưới đáy công trình
Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm dưới đáy công trình theo các yêu cầu sau:
Tuyến cừ chống thấm phải đảm bảo liên tục và liên kết được với kết cấu bản đáy công trình. Vị trí bố trí tuyến cừ cần căn cứ vào yêu cầu chống thấm và điều kiện địa chất đất nền để giảm áp lực thấm đẩy ngược lên bản đáy công trình.
Bố trí tuyến cừ chống thấm nối tiếp với công trình đã có thì phải liên kết phù hợp với tuyến chống thấm hiện hữu (xem Hình 1).
5.1.2 Cừ bên mang công trình
Lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm bên mang công trình theo các yêu cầu sau:
5.1.2.1 Tuyến cừ chống thấm phải đảm bảo liên tục, liên kết được với kết cấu bản đáy công trình và với kết cấu nối tiếp hai bên mang công trình. Chi tiết nối tiếp giữa tuyến cừ mang với công trình xem Hình 2.
5.1.2.2 Phải nối tiếp với tuyến chống thấm dưới đáy và đảm bào ổn định thấm vòng hai bên mang công trình.
...
Như vậy, việc lựa chọn vị trí tuyến cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được thực hiện như quy định trên.
Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá?
Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm cho công trình thủy lợi trên nền không phải là đá được quy định tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12633:2020 về Công trình thủy lợi - Cừ chống thấm - Yêu cầu thiết kế, cụ thể như sau:
5.2.2 Cấu tạo chi tiết cừ chống thấm
5.2.2.1 Kết cấu cừ thép
Đối với cừ thép, cần có các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Biện pháp bảo vệ tham khảo Phụ lục C.
a) Vật liệu chế tạo
- Vật liệu, tính chất cơ học của vật liệu chế tạo cừ thép dạng chữ SP, U, Z, AS, M, HM được quy định trong TCVN 9686.
- Vật liệu, tính chất cơ học của vật liệu chế tạo cừ thép dạng ống tròn được quy định trong TCVN 9246.
b) Kết cấu, hình dạng mặt cắt, liên kết khớp nối các loại cừ thép tham khảo Phụ lục A.
c) Chi tiết đặc trưng mặt cắt các loại cừ thép tham khảo Phụ lục B.
d) Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn cho cừ thép tham khảo Phụ lục C.
e) Các hệ số chiết giảm của cừ thép trong tính toán kết cấu tham khảo Phụ lục D.
f) Phạm vi áp dụng đối với từng loại cừ tham khảo Phụ lục E.
5.2.2.2 Kết cấu cừ nhựa
a) Vật liệu chế tạo
- Cừ nhựa được chế tạo bằng nhựa uPVC hoặc nhựa PVC
- Nhựa chịu nhiệt cao, có khả năng chống cháy tới 1000 °C. Thời gian chịu đựng được nhiệt nóng chảy trong vòng 30 phút.
- Nhựa có các tính năng khác như: Không bị ôxy hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian. Bề mặt sản phẩm từ nhựa uPVC có thể được phủ một lớp hóa chất chống trầy xước và tạo ra độ bóng trên bề mặt sản phẩm cừ nhựa uPVC.
b) Đặc điểm chế tạo
- Độ cứng của cừ nhựa nhỏ hơn so với các loại vật liệu khác như thép hay bê tông
- Khớp nối cừ dạng âm dương, không sử dụng loại bẻ móc nối như cừ thép thông thường.
5.2.2.3 Kết cấu cừ bê tông cốt thép
a) Vật liệu chế tạo
Vật liệu chế tạo là bê tông cốt thép, cốt thép thường nhóm từ AI (Cl) đến AIII (Clll). Cường độ chịu nén của bê tông tuổi 28 ngày thường từ 30 MPa đến 40 Mpa.
b) Chi tiết kết cấu
Cừ bê tông cốt thép có khớp nối bằng thép, dạng khớp âm dương, độ rộng khe hở của khớp nối đảm bảo điều kiện kín nước hoặc được điền đầy bằng vật liệu trương nở khác để kín nước hoàn toàn. Chi tiết mặt cắt ngang cừ bê tông cốt thép và mặt bằng, mặt bên cừ bê tông cốt thép xem Hình B.3 của Phụ lục B.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?