Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
- Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được áp dụng đối với những đối tượng nào?
- Cán bộ tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được luân chuyển có những nhiệm vụ gì?
Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 5 Quy định Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về điều kiện luân chuyển như sau:
Điều kiện luân chuyển
1. Là cán bộ trong quy hoạch, có triển vọng phát triển, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; tuổi không quá 45.
2. Có đủ sức khỏe (không thực hiện luân chuyển đối với cán bộ nữ đang trong thời gian mang thai, hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, hoặc cán bộ đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế).
Như vậy, theo quy định thì việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Là cán bộ trong quy hoạch, có triển vọng phát triển, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; tuổi không quá 45.
(2) Có đủ sức khỏe.
Không thực hiện luân chuyển đối với cán bộ nữ đang trong thời gian mang thai, hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, hoặc cán bộ đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế.
Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về đối tượng và địa bàn luân chuyển cán bộ như sau:
Đối tượng và địa bàn luân chuyển cán bộ
1. Đối tượng luân chuyển là cán bộ tại các Ban thuộc Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN bao gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương đã được quy hoạch ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn.
2. Địa bàn luân chuyển cán bộ đến công tác là các vùng kinh tế trọng điểm, nơi thường phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ lao động tại các LĐLĐ cấp tỉnh có số lượng từ 100.000 đoàn viên trở lên; hoặc các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có số lượng từ 30.000 đoàn viên trở lên.
Như vậy, theo quy định thì việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được áp dụng đối với cán bộ tại các Ban thuộc Cơ quan Tổng Liên đoàn bao gồm:
(1) Trưởng ban đã được quy hoạch ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn.
(2) Phó trưởng ban đã được quy hoạch ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn.
(3) Trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương đã được quy hoạch ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn.
Cán bộ tại các Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được luân chuyển có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 8 Quy định Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định nhiệm vụ của cán bộ được luân chuyển như sau:
Nhiệm vụ của cán bộ được luân chuyển
1. Nghiên cứu các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ để tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Nghiên cứu xây dựng đề án có nội dung phù hợp với chức danh được quy hoạch, hoặc theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN.
3. Học tập, rèn luyện tác phong, phương pháp, kỹ năng điều hành, giải quyết công việc.
4. Tổ chức điều hành, triển khai và thực hiện một số công việc cụ thể do người đứng đầu cơ quan nơi luân chuyển giao để rèn luyện năng lực quản lý, điều hành công việc.
5. Tham dự các cuộc họp chuyên môn, giao ban của cơ quan để học tập quy trình tiếp cận thông tin, phương pháp xử lý thông tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6. Được tham gia vào quá trình quản lý, giải quyết một, hoặc một số nhiệm vụ, hoặc lĩnh vực do người đứng đầu nơi cán bộ luân chuyển đến phân công và có thể được giao trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc hàng ngày của cơ quan theo chức danh cán bộ luân chuyển đảm nhiệm.
7. Thực hiện tự đánh giá phân loại cán bộ hàng năm theo quy định và làm báo cáo tự đánh giá trong thời gian thực hiện luân chuyển khi kết thúc thời hạn luân chuyển.
Như vậy, theo quy định thì cán bộ được luân chuyển có những nhiệm vụ sau đây:
(1) Nghiên cứu các chuyên đề chuyên môn, nghiệp vụ để tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
(2) Nghiên cứu xây dựng đề án có nội dung phù hợp với chức danh được quy hoạch, hoặc theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
(3) Học tập, rèn luyện tác phong, phương pháp, kỹ năng điều hành, giải quyết công việc.
(4) Tổ chức điều hành, triển khai và thực hiện một số công việc cụ thể do người đứng đầu cơ quan nơi luân chuyển giao để rèn luyện năng lực quản lý, điều hành công việc.
(5) Tham dự các cuộc họp chuyên môn, giao ban của cơ quan để học tập quy trình tiếp cận thông tin, phương pháp xử lý thông tin của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
(6) Được tham gia vào quá trình quản lý, giải quyết một, hoặc một số nhiệm vụ, hoặc lĩnh vực do người đứng đầu nơi cán bộ luân chuyển đến phân công và có thể được giao trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc hàng ngày của cơ quan theo chức danh cán bộ luân chuyển đảm nhiệm.
(7) Thực hiện tự đánh giá phân loại cán bộ hàng năm theo quy định và làm báo cáo tự đánh giá trong thời gian thực hiện luân chuyển khi kết thúc thời hạn luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?