Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán tại Sở Giao dịch được quy định như thế nào?
- Thủ trưởng đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước?
Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2020/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán
1. Nguyên tắc luân chuyển chứng từ kế toán
a) Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị kế toán NHNN lập hoặc tiếp nhận từ khách hàng chuyển đến phải được kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trước khi sử dụng chứng từ đó để ghi sổ kế toán;
b) Đối với chứng từ liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền mặt: nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì sau khi bộ phận kho quỹ thu đủ tiền, kế toán viên mới ghi sổ kế toán; nếu là chứng từ lĩnh tiền mặt thì kế toán viên phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chuyển sang bộ phận kho quỹ chi trả tiền;
c) Đối với các chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) thì chỉ ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng khi đã trích nợ tài khoản của bên trả tiền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
d) Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị kế toán NHNN phải do cán bộ trong đơn vị đó thực hiện, không được chuyển qua tay khách hàng. Chứng từ thanh toán ra ngoài đơn vị kế toán NHNN như chuyển tiền, thanh toán bù trừ… thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc thực hiện giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các đơn vị kế toán NHNN có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước lập hoặc tiếp nhận từ khách hàng chuyển đến phải được kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trước khi sử dụng chứng từ đó để ghi sổ kế toán;
- Đối với chứng từ liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền mặt: nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì sau khi bộ phận kho quỹ thu đủ tiền, kế toán viên mới ghi sổ kế toán; nếu là chứng từ lĩnh tiền mặt thì kế toán viên phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chuyển sang bộ phận kho quỹ chi trả tiền;
- Đối với các chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) thì chỉ ghi Có vào tài khoản của bên thụ hưởng khi đã trích nợ tài khoản của bên trả tiền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác);
- Chứng từ luân chuyển giữa các bộ phận trong đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước phải do cán bộ trong đơn vị đó thực hiện, không được chuyển qua tay khách hàng. Chứng từ thanh toán ra ngoài đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước như chuyển tiền, thanh toán bù trừ… thì luân chuyển qua mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng, bưu điện hoặc thực hiện giao nhận chứng từ trực tiếp giữa các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có liên quan.
Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán tại Sở Giao dịch được quy định như thế nào?
Việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán tại Sở Giao dịch được quy định tại Điều 12 Thông tư 25/2020/TT-NHNN như sau:
Luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ tại Sở Giao dịch
Sở Giao dịch với vai trò vừa là Trung tâm thanh toán, vừa là đơn vị kế toán NHNN, theo đó, Sở Giao dịch được ban hành Quy định nội bộ về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu tập hợp, sắp xếp, đóng chứng từ phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức công tác kế toán theo nguyên tắc sau:
1. Luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu chứng từ tuân thủ quy định tại Điều 4 Thông tư này; đảm bảo khớp đúng từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.
2. Tập hợp, sắp xếp, đóng chứng từ đảm bảo thuận tiện cho công tác hậu kiểm, tra cứu chứng từ khi đưa vào lưu trữ và tránh thất lạc chứng từ.
Như vậy, việc luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán tại Sở Giao dịch thực hiện như sau:
- Sở Giao dịch với vai trò vừa là Trung tâm thanh toán, vừa là đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước, theo đó thì Sở Giao dịch được ban hành Quy định nội bộ về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu tập hợp, sắp xếp, đóng chứng từ phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổ chức công tác kế toán theo nguyên tắc sau:
+ Luân chuyển chứng từ tuân thủ quy định tại Điều 4 Thông tư này; đảm bảo khớp đúng từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.
+ Tập hợp, sắp xếp, đóng chứng từ đảm bảo thuận tiện cho công tác hậu kiểm, tra cứu chứng từ khi đưa vào lưu trữ và tránh thất lạc chứng từ.
Thủ trưởng đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước?
Thủ trưởng đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2020/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm các thành viên tham gia quy trình
1. Đối với Thủ trưởng đơn vị kế toán NHNN
a) Tổ chức, phân công, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với các đơn vị kế toán NHNN có liên quan khắc phục kịp thời các sai sót được phát hiện;
c) Chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN và pháp luật khi để xảy ra các sai sót do đơn vị mình không thực hiện đúng các nội dung quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật kế toán có liên quan.
…
Theo đó, trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán trong hệ thống phần mềm kế toán của Ngân hàng Nhà nước thì Thủ trưởng đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm sau:
- Tổ chức, phân công, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2020/TT-NHNN;
- Phối hợp với các đơn vị kế toán Ngân hàng Nhà nước có liên quan khắc phục kịp thời các sai sót được phát hiện;
- Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật khi để xảy ra các sai sót do đơn vị mình không thực hiện đúng các nội dung quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật kế toán có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?