Việc ly hôn của vợ chồng hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Cha mẹ có quyền ngăn cản con ly hôn hay không?
Việc ly hôn của vợ chồng hiện nay được pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Việc ly hôn của vợ chồng hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Cha mẹ có quyền ngăn cản con ly hôn hay không?
Cha mẹ có quyền ngăn cản con ly hôn hay không?
Tại điểm e khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Theo đó, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Đồng thời tại, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Từ những quy định trên có thể hiểu rằng, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, đây là quyền của họ và nghiêm cấm hành vi cản trở ly hôn theo quy định trên.
Nói cách khác, dù có mối quan hệ là cha mẹ ruột, nếu có hành vi cản trở con mình ly hôn thì đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, việc ly hôn cũng sẽ được pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ mà không ai có thể cản trở kể cả cha mẹ.
Nếu bố mẹ cố tình ngăn cản việc ly hôn của con cái thì có bị phạt tiền hay không?
Tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Như vậy, nếu người nào có hành vi cản trở ly hôn (cho dù là cha, mẹ ruột) thì theo quy định trên cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Tuy nhiên, dưới góc độ là cha, mẹ thì khi thấy con cái của mình bất hòa là điều mà không ai mong muốn, chị có thể tìm thêm cách để khuyên dạy hai con của mình để họ có suy nghĩ thấu đáo hơn, tìm ra lỗi sai và cùng tìm cách giải quyết vấn đề thay vì là ly hôn.
Nếu sau khi giải quyết mà vẫn không ổn thỏa thì họ sẽ tự quyết định việc có ly hôn hay là tiếp tục, chứ mình không được thực hiện hành vi cản trở ly hôn này vì pháp luật không cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?