Việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền không?
- Việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị?
- Trong quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thì có tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không?
Việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền không?
Việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền được quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, b và điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc, thẩm quyền mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới
1. Nguyên tắc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới:
a) Được sự thống nhất của chính quyền cấp tỉnh có cửa khẩu hai bên; sự đồng ý của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước láng giềng hoặc do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quyết định mở theo quy định của Nghị định này;
b) Phù hợp với thỏa thuận song phương về phát triển cửa khẩu giữa Việt Nam và nước láng giềng; nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Trong trường hợp đặc biệt, Chính phủ quyết định mở, nâng cấp cửa khẩu không nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ yêu cầu cấp thiết khác.
...
Như vậy thì việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền.
Nhưng trong trường hợp đặc biệt thì Chính phủ quyết định mở, nâng cấp cửa khẩu không nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ yêu cầu cấp thiết khác.
Việc mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có bắt buộc nằm trong quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền không? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị?
Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị được quy định tại Điều 20 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa
1. Việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
a) Theo đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định thành lập đoàn công tác đại diện các Sở, ngành liên quan của tỉnh, gồm: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an, Ngoại vụ, Công Thương, Y tế, Hải quan, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện có cửa khẩu dự kiến mở, nâng cấp do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng kiểm tra, kiểm soát, lưu lượng người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành khảo sát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng hợp kết quả khảo sát, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc mở, nâng cấp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương);
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chủ trì tiến hành khảo sát xác định địa điểm mở, nâng cấp cửa khẩu, tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị là Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh.
Trong quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thì có tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không?
Trong quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thì có tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 21 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cửa khẩu biên giới.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cửa khẩu biên giới.
3. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới trên đất liền; mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới.
4. Xây dựng chính sách quản lý các hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới.
5. Tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng công tác quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới.
6. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về cửa khẩu biên giới; hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý cửa khẩu biên giới.
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cửa khẩu biên giới.
Như vậy thì trong quản lý nhà nước đối với cửa khẩu biên giới thì có nội dung về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?