Việc mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
- Mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và doanh nghiệp là hoạt động thế nào?
- Việc mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
- Việc kiểm tra tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp của doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
Mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và doanh nghiệp là hoạt động thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 06/2013/TT-NHNN quy định hoạt động mua bán vàng miếng được thực hiện giữa Ngân hàng nhà nước và doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 06/2013/TT-NHNN quy định hình thức mua bán vàng miếng của Ngân hàng nhà nước gồm:
- Mua, bán vàng miếng trực tiếp;
- Mua, bán vàng miếng qua đấu thầu theo giá hoặc đấu thầu theo khối lượng.
Và theo Điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN có nêu:
Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp” là người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong giao dịch mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước.
2. “Mua, bán vàng miếng trực tiếp” là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố giá, khối lượng, đối tác mua, bán vàng miếng.
3. “Mua, bán vàng miếng qua đấu thầu” là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua, bán.
4. “Đấu thầu theo giá” là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức giá dự thầu để xác định mức giá và khối lượng vàng miếng trúng thầu.
5. “Đấu thầu theo khối lượng” là hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đăng ký khối lượng dự thầu để xác định khối lượng trúng thầu tại mức giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
6. “Lô vàng miếng” là đơn vị khối lượng trong giao dịch mua, bán vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Khối lượng của một lô vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo trước thời điểm giao dịch.
Theo đó mua bán vàng miếng trực tiếp là hình thức mua, bán trong đó Ngân hàng Nhà nước quyết định và công bố giá, khối lượng, đối tác mua, bán vàng miếng.
Mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Việc mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 06/2013/TT-NHNN thì việc mua bán vàng miếng trực tiếp giữa Ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán vàng miếng;
(2) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đặt cọc;
(3) Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) kiểm tra và thông báo tư cách tham gia giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
(4) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo giá mua, bán;
(5) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đăng ký khối lượng mua, bán;
(6) Ngân hàng Nhà nước thông báo ngừng mua, bán (nếu có);
(7) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) xác định, thông báo khối lượng mua, bán với từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp;
(8) Xác nhận giao dịch;
(9) Thanh toán tiền và giao, nhận vàng miếng;
(10) Xử lý tiền đặt cọc.
Việc kiểm tra tư cách tham gia mua bán vàng miếng trực tiếp của doanh nghiệp được thực hiện thế nào?
Tại Điều 15 Quy trình ban hành kèm Quyết định 563/QĐ-NHNN năm 2013 có hướng dẫn việc kiểm tra tư cách tham gia giao dịch của doanh nghiệp như sau:
(1) Trong thời hạn 01 (một) giờ kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tổ chức mua, bán vàng miếng, Sở Giao dịch kiểm tra tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên tài khoản theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước và kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.
(2) Tiền đặt cọc của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp là hợp lệ để tham gia mua, bán khi lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt cọc tính theo công thức: Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng vàng miếng đăng ký mua, bán.
(3) Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đang trong thời gian bị tạm ngừng quan hệ giao dịch hoặc bị hủy quan hệ giao dịch;
- Người đại diện của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không xuất trình giấy tờ tùy thân theo quy định;
- Giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch không hợp lệ;
- Người tham dự không phải là người đại diện giao dịch do tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có tiền đặt cọc không hợp lệ theo quy định tại khoản 2 nêu trên.
(4) Sở Giao dịch thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng, doanh nghiệp không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước, trong đó nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?