Việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?
Ai có thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình mua sắm tập trung như sau:
Quy trình mua sắm tập trung
1. Căn cứ danh mục tài sản mua sắm tập trung và nhu cầu mua sắm hàng năm của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc mua sắm tập trung và chỉ định đơn vị tổ chức mua sắm tập trung.
2. Quy trình mua sắm tập trung:
a) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung;
b) Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản;
c) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
...
Như vậy, theo quy định thì Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán là người có thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại Ngân hàng Nhà nước.
Ai có thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Việc mua sắm tài sản theo phương thức tập trung tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình mua sắm tập trung như sau:
Quy trình mua sắm tập trung
1. Căn cứ danh mục tài sản mua sắm tập trung và nhu cầu mua sắm hàng năm của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán quyết định việc mua sắm tập trung và chỉ định đơn vị tổ chức mua sắm tập trung.
2. Quy trình mua sắm tập trung:
a) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung;
b) Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản;
c) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
d) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
đ) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
e) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung, hợp đồng mua sắm tài sản;
g) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
h) Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung trong trường hợp áp dụng theo cách thức ký thỏa thuận khung;
i) Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản;
k) Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản;
l) Bảo hành tài sản.
Như vậy, quy trình mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được thực hiện như sau:
(1) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung;
(2) Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản;
(3) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
(4) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
(5) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
(6) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung, hợp đồng mua sắm tài sản;
(7) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
(8) Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung trong trường hợp áp dụng theo cách thức ký thỏa thuận khung;
(9) Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản;
(10) Thanh toán, bàn giao, tiếp nhận tài sản, quyết toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản;
(11) Bảo hành tài sản.
Danh mục tài sản mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định phương thức mua sắm tài sản như sau:
Phương thức mua sắm tài sản
Việc mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Mua sắm theo phương thức tập trung:
1.1. Mua sắm tập trung: Là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức lựa chọn nhà thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
1.2. Danh mục tài sản mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 03 đính kèm Quy chế này.
1.3. Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một đơn vị mua sắm.
2. Mua sắm thường xuyên:
2.1. Mua sắm thường xuyên được áp dụng cho việc mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị và không thuộc đối tượng tài sản phải thực hiện lập dự án theo quy định của Nhà nước hoặc phải mua sắm tập trung theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
2.2. Trường hợp các loại tài sản thuộc đối tượng mua sắm tập trung quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng cần trang bị gấp theo yêu cầu công tác, các đơn vị trình Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán xem xét, quyết định phương thức mua sắm. Sau khi Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán chấp thuận, đơn vị được tổ chức mua sắm theo quy trình mua sắm thường xuyên quy định tại Quy chế này.
...
Như vậy, danh mục tài sản mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục 03 đính kèm Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019, cụ thể như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?