Việc mua sắm tài sản theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?
Việc mua sắm tài sản theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước được áp dụng đối với những tài sản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định phương thức mua sắm tài sản như sau:
Phương thức mua sắm tài sản
Việc mua sắm tài sản tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo các phương thức sau đây:
1. Mua sắm theo phương thức tập trung:
1.1. Mua sắm tập trung: Là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức lựa chọn nhà thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
1.2. Danh mục tài sản mua sắm tập trung tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 03 đính kèm Quy chế này.
1.3. Đối với tài sản không thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung nhưng nhiều đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản cùng loại thì có thể thống nhất gộp thành một gói thầu để giao cho một đơn vị mua sắm.
2. Mua sắm thường xuyên:
2.1. Mua sắm thường xuyên được áp dụng cho việc mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị và không thuộc đối tượng tài sản phải thực hiện lập dự án theo quy định của Nhà nước hoặc phải mua sắm tập trung theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
2.2. Trường hợp các loại tài sản thuộc đối tượng mua sắm tập trung quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng cần trang bị gấp theo yêu cầu công tác, các đơn vị trình Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán xem xét, quyết định phương thức mua sắm. Sau khi Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán chấp thuận, đơn vị được tổ chức mua sắm theo quy trình mua sắm thường xuyên quy định tại Quy chế này.
...
Như vậy, mua sắm tài sản theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước được áp dụng cho việc mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị và không thuộc đối tượng tài sản phải thực hiện lập dự án theo quy định của Nhà nước hoặc phải mua sắm theo phương thức tập trung.
Việc mua sắm tài sản theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước được áp dụng đối với những tài sản nào? (Hình từ Internet)
Việc mua sắm tài sản theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình mua sắm thường xuyên như sau:
Quy trình mua sắm thường xuyên
Các đơn vị Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua sắm thường xuyên trên cơ sở kế hoạch mua sắm tài sản cố định hoặc nguồn kinh phí được phê duyệt theo các bước:
1. Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản.
2. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
5. Đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng.
6. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
7. Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
8. Bàn giao, nghiệm thu tài sản.
9. Quyết toán mua sắm tài sản.
Như vậy, quy trình mua sắm tài theo phương thức thường xuyên tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm 09 bước sau đây:
(1) Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm tài sản.
(2) Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
(3) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
(4) Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
(5) Đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng.
(6) Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
(7) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
(8) Bàn giao, nghiệm thu tài sản.
(9) Quyết toán mua sắm tài sản.
Nội dung dự toán mua sắm tài sản cần nêu rõ những thông tin gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc lập, phê duyệt dự toán mua sắm như sau:
Lập, phê duyệt dự toán mua sắm
1. Trên cơ sở kế hoạch mua sắm tài sản và nguồn kinh phí được phê duyệt, các đơn vị rà soát lại nhu cầu mua sắm và chỉ lập dự toán mua sắm đối với tài sản thật sự cần thiết.
2. Nội dung dự toán mua sắm cần nêu rõ loại tài sản mua sắm; mã hiệu, hãng sản xuất, xuất xứ (trừ các tài sản thông dụng, nhiều hãng sản xuất trên thị trường); các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu; địa điểm lắp đặt kèm 03 (ba) báo giá gửi bộ phận chức năng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức mua sắm. Đối với các tài sản theo quy định hiện hành cần ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước về sự cần thiết, phù hợp, đơn vị phải gửi kèm ý kiến thống nhất của các đơn vị chức năng trong hồ sơ trình phê duyệt dự toán.
3. Đơn vị tiền tệ khi lập/duyệt dự toán là đồng Việt Nam (trừ trường hợp hàng hoá được mua sắm trực tiếp từ nhà cung cấp ở nước ngoài). Nếu báo giá của nhà cung cấp hoặc chứng thư thẩm định giá của cơ quan thẩm định giá là đồng ngoại tệ thì tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam là tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm lập/duyệt dự toán. Trường hợp, ngoại tệ không có trong danh mục do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố thì thực hiện chuyển đổi qua một đồng ngoại tệ khác.
Như vậy, theo quy định, nội dung dự toán mua sắm cần nêu rõ những thông tin sau đây:
(1) Loại tài sản mua sắm;
(2) Mã hiệu, hãng sản xuất, xuất xứ. Trừ các tài sản thông dụng, nhiều hãng sản xuất trên thị trường;
(3) Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu;
(4) Địa điểm lắp đặt kèm 03 (ba) báo giá gửi bộ phận chức năng thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức mua sắm.
Đối với các tài sản theo quy định hiện hành cần ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước về sự cần thiết, phù hợp thì đơn vị phải gửi kèm ý kiến thống nhất của các đơn vị chức năng trong hồ sơ trình phê duyệt dự toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?