Việc mua sắm tài sản trong Công an nhân dân được lấy kinh phí từ đâu? Nguyên tắc khi mua sắm tài sản là gì?
- Việc mua sắm tài sản trong Công an nhân dân được lấy kinh phí từ đâu?
- Thực hiện mua sắm hàng hóa trong Công an nhân dân cần bảo đảm các nguyên tắc gì?
- Trường hợp không lập dự án đầu tư thì khi mua sắm tài sản trong Công an nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì?
- Thủ trưởng đơn vị mua sắm tài sản trong trường hợp không lập dự án đầu tư là ai?
Việc mua sắm tài sản trong Công an nhân dân được lấy kinh phí từ đâu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 57/2016/TT-BCA quy định về nguồn kinh phí mua sắm hàng hóa trong Công an nhân dân như sau:
Nguồn kinh phí mua sắm
1. Kinh phí các dự án, chương trình mục tiêu, chi sự nghiệp, kinh phí dự trữ quốc gia.
2. Kinh phí chi an ninh thường xuyên Bộ Công an giao cho Công an các đơn vị, địa phương.
3. Kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp (trừ trường hợp Ủy ban nhân dân có quy định riêng).
4. Nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Công an nhân dân.
5. Kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy kinh phí mua sắm hàng hóa trong Công an nhân dân được lấy từ các nguồn nêu trên.
Việc mua sắm tài sản trong Công an nhân dân được lấy kinh phí từ đâu? (Hình từ Internet)
Thực hiện mua sắm hàng hóa trong Công an nhân dân cần bảo đảm các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 57/2016/TT-BCA quy định khi mua sắm hàng hóa trong Công an nhân dân cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, hàng hóa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Những nội dung liên quan đến mua sắm tài sản, hàng hóa không được quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả.
- Bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, môi trường; đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức trang bị theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; trong phạm vi nguồn vốn và số kinh phí được giao.
- Nghiêm cấm chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
Trường hợp không lập dự án đầu tư thì khi mua sắm tài sản trong Công an nhân dân cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Điều 7 Thông tư 57/2016/TT-BCA quy định về điều kiện tổ chức mua sắm như sau:
Điều kiện tổ chức mua sắm
1. Đối với mua sắm theo dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định phê duyệt dự án đầu tư;
b) Có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán;
c) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự án hoặc kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
d) Có thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn;
đ) Trường hợp có sự thay đổi về nội dung dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án đầu tư thì phải có văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền.
2. Đối với mua sắm không lập dự án đầu tư, chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm;
b) Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự toán mua sắm hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
c) Có thông báo chỉ tiêu kinh phí mua sắm.
Theo đó đối với trường hợp mua sắm tài sản không lập dự án đầu tư thì chỉ tổ chức thực hiện mua sắm khi đủ các điều kiện sau:
- Có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm;
- Có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của toàn bộ dự toán mua sắm hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của một hoặc một số gói thầu cần thực hiện trước;
- Có thông báo chỉ tiêu kinh phí mua sắm.
Thủ trưởng đơn vị mua sắm tài sản trong trường hợp không lập dự án đầu tư là ai?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 57/2016/TT-BCA có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị mua sắm là chủ đầu tư (đối với dự án đầu tư) hoặc là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương (đối với mua sắm không lập dự án đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao thực hiện mua sắm.
2. Đơn vị thực hiện mua sắm là đơn vị hoặc bộ phận được thủ trưởng đơn vị mua sắm giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện mua sắm.
3. Tài sản đặc biệt là tài sản sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và hoạt động nghiệp vụ Công an, được quy định trong danh mục tài sản đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
4. Tài sản chuyên dùng là tài sản sử dụng thường xuyên phục vụ công tác Công an, được quy định trong danh mục tài sản chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
5. Tài sản phục vụ công tác quản lý là tài sản sử dụng trong công tác, huấn luyện, nghiệp vụ, học tập, nghiên cứu của Công an các đơn vị, địa phương.
6. Dự toán mua sắm là tập hợp các đề xuất về danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật cơ bản, đơn giá dự toán, thành tiền, thuyết minh nội dung mua sắm.
Theo đó đối với trường hợp mua sắm không lập dự án đầu tư thì thủ trưởng đơn vị mua sắm tài sản là thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?