Việc mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc của tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?
- Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc của tổ chức như thế nào?
- Tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc có trách nhiệm gì trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
- Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc không đúng đối tượng có xem là hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc không?
Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc của tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc như sau:
Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
1. Mua sắm, trang bị phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Phương tiện thông tin, liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
2. Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt; thực hiện khoán đến người sử dụng khoản kinh phí này.
...
Theo đó, mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc tại trụ sở làm việc phải theo yêu cầu công việc, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Phương tiện thông tin liên lạc tại trụ sở làm việc chỉ được sử dụng vào mục đích công vụ.
Việc trang bị, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho cá nhân hoặc tại nhà riêng của cán bộ, công chức phải theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dự toán được duyệt; thực hiện khoán đến người sử dụng khoản kinh phí này.
Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì việc mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc của tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc có trách nhiệm gì trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định về mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc như sau:
Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
...
3. Cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc có trách nhiệm;
a) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
b) Rà soát toàn bộ phương tiện thông tin, liên lạc thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả.
Như vậy, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc có trách nhiệm;
- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế nội bộ về sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện;
- Rà soát toàn bộ phương tiện thông tin liên lạc thuộc phạm vi quản lý, thu hồi những phương tiện được trang bị không đúng đối tượng và lập kế hoạch trang bị, điều chuyển phương tiện thông tin, liên lạc phù hợp với yêu cầu công việc, tiết kiệm và hiệu quả.
Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc không đúng đối tượng có xem là hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 quy định như sau:
Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
1. Phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng đối tượng; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Bố trí sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không đúng mục đích; vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không vì mục đích công vụ hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Không xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
5. Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc gây hư hỏng, thất thoát tài sản.
6. Không xây dựng biện pháp để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
Theo đó, phê duyệt mua sắm, trang bị phương tiện thông tin liên lạc không đúng đối tượng hay vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là một trong những hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?