Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì các tổ chức có trách nhiệm gì?
Việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về xung đột thông tin như sau:
Xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.
3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Xung đột thông tin trên mạng (Hình từ Internet)
Kinh phí đảm bảo cho việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về kinh phí đảm bảo như sau:
Kinh phí đảm bảo
1. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì các tổ chức có trách nhiệm gì?
Theo Điều 28 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
c) Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Như vậy, trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 28 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình.
Đồng thời hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?