Việc nhận hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải có số tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính là gì?
- Hoạt động hỗ trợ xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của địa phương bao gồm những hoạt động nào?
- Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải có số tài khoản là gì?
- Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có bao gồm việc thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường không?
Hoạt động hỗ trợ xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của địa phương bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 152 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì hoạt động quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của địa phương bao gồm:
- Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;
- Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;
- Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;
- Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.
Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải có số tài khoản là gì?
Căn cứ tại Điều 79 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải như sau:
Nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
1. Thông tin nơi tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2. Thông tin nơi tiếp nhận bản kê khai đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, số 85 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3. Thông tin tài khoản tiếp nhận và nội dung chuyển tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266999;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
4. Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266888;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Như vậy thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải như sau:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266888;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Lưu ý: Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải có số tài khoản là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có bao gồm việc thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường không?
Căn cứ tại Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
...
7. Kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và cập nhật kịch bản, cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ngập lụt đô thị; đánh giá khí hậu quốc gia; hướng dẫn việc sử dụng thông tin, dữ liệu về biến đổi khí hậu và lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
8. Tổ chức thực hiện thị trường các-bon trong nước; thực hiện cơ chế trao đổi tín chỉ, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
9. Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.
10. Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.
11. Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao công nghệ, hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
12. Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp ngân sách hiện hành; thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm việc thống kê, theo dõi và công bố các nguồn chi cho bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?