Việc nhận và cho tinh trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không?

Tôi có một vài thắc mắc mong được giải đáp như sau: Việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không? Câu hỏi của anh T.Q.N từ An Giang.

Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì tinh trùng được hiểu là giao tử của người nam.

Ngày nay, việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như hiến tặng tinh trùng, phôi, noãn là một việc làm mang tính nhân đạo, giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có được những đứa con theo mong muốn của mình.

Tuy nhiên trên thực tế, việc làm nhân đạo này đang bị nhiều đối tượng lợi dụng để chuộc lợi. Có nhiều trường hợp mang tinh trùng đi để buôn bán, xuất hiện những dịch vụ mang tính bất thường, trái phép như bán tinh trùng của những người có chỉ số thông minh cao, người có ngành nghề được coi trọng như bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ,…

Hiện nay, tại Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về các hành vi cũng như hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc cho, nhận tinh trùng để thực hiện các biện pháp kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, lại không có nội dung nào quy định về việc mua bán tinh trùng.

Kể cả trong khuôn khổ Bộ luật Hình sự 2015 cũng chưa thấy có bất kỳ quy định nào về vấn đề này.

Ngoài ra, tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP cũng chỉ điều chỉnh các nội dung xoay quanh vấn đề về việc cho và nhận tinh trùng để thực hiện các biện pháp kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Từ những phân tích trên có thể thấy tại thời điểm này, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể là có cho phép mua bán tinh trùng hay không.

Việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không?

Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không? (Hình từ Internet)

Việc nhận và cho tinh trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc nhận và cho tinh trùng được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
5. Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, theo quy định, việc nhận và cho tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận.

Tinh trùng của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

Một người có thể cho tinh trùng tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.

Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho tinh trùng, cho noãn tại hơn một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
b) Thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không tuân theo quy trình kỹ thuật, quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
c) Thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà người nhận không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
...

Như vậy, theo quy định trên thì một người chỉ được cho tinh trùng tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Trường hợp cá nhân cho tinh trùng tại hơn một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Thụ tinh trong ống nghiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chồng không đồng ý thì có thể tặng lại phôi dư sau khi có con bằng thụ tinh trong ống nghiệm không?
Pháp luật
Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, số phôi còn dư sau khi thụ tinh thành công được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Phụ nữ độc thân có được đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không? Người mắc bệnh truyền nhiễm có được thực hiện phương pháp này không?
Pháp luật
Tinh trùng chưa sử dụng hết khi sinh con thành công bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có bắt buộc phải được hủy hay không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm?
Pháp luật
Việc nhận và cho tinh trùng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Hiện nay pháp luật có cho phép mua bán tinh trùng không?
Pháp luật
Người hiến tinh trùng phải đáp ứng những điều kiện nào? Người này có được biết thông tin người đã nhận tinh trùng của mình không?
Pháp luật
Người hiến tinh trùng phải là người trên 18 tuổi đúng không? Tên tuổi của người hiến tinh trùng có được bảo mật không?
Pháp luật
Nữ giới dưới 18 tuổi có thể nhận tinh trùng để sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Pháp luật
Vợ được nhận tinh trùng của người khác không phải chồng để sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Pháp luật
Người hiến tinh trùng có phải nhận con đối với đứa trẻ sinh ra từ việc thụ tinh trong ống nghiệm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thụ tinh trong ống nghiệm
1,911 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thụ tinh trong ống nghiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thụ tinh trong ống nghiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào