Việc nhường đường khi đến gần nơi đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào?

Theo quy định thì việc nhường đường khi đến gần đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào? Có được vượt xe tại nơi đường giao nhau với mức đường sắt không?

Việc nhường đường khi đến gần nơi đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau như sau:

Theo đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường khi đến gần đường giao nhau như sau:

(1) Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;

(2) Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

(3) Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

Nhường đường tại nơi đường giao nhau theo nguyên tắc nào? Có được vượt xe tại nơi đường giao nhau với mức đường sắt không?

Việc nhường đường khi đến gần đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Có được vượt xe tại nơi đường giao nhau với đường sắt không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt
...
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, có tín hiệu rẽ phải để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được cản trở đối với xe xin vượt.
Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía trước có tín hiệu rẽ trái để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phía sau biết là chưa được vượt.
5. Xe xin vượt phải có báo hiệu nhấp nháy bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, trừ loại xe thô sơ không có đèn chiếu sáng và còi, khi vượt xe phải có tín hiệu báo hướng chuyển, tín hiệu báo hướng chuyển được sử dụng, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước và phía sau trong suốt quá trình vượt xe; trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
6. Không được vượt xe trong trường hợp sau đây:
a) Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn đường;
c) Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế;
d) Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế;
đ) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
e) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
g) Khi gặp xe ưu tiên;
h) Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
k) Trong hầm đường bộ.

Như vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không được vượt xe trong trường hợp tại nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

Người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông có được dừng xe tại nơi đường giao nhau không?

Căn cứ theo điểm h khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

Dừng xe, đỗ xe
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian. Khi đỗ xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được rời khỏi xe khi đã sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải đánh lái về phía lề đường, chèn bánh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi dừng xe, đỗ xe trên đường phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác biết khi ra, vào vị trí dừng xe, đỗ xe;
b) Không làm ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
d) Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
đ) Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
e) Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
g) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
h) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
i) Điểm đón, trả khách;
k) Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
...

Như vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ không được dừng xe hoặc đổ xe tại nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc nhường đường khi đến gần nơi đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào?
Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường bộ mới nhất? Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ này?
Pháp luật
Đường bộ bao gồm những gì? Theo nguyên tắc hoạt động đường bộ, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý ra sao?
Pháp luật
Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Quy định đối với người đi bộ 2025 tại Nghị định 168? Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
11 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào