Việc phân loại đánh giá viên chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
- Việc phân loại đánh giá viên chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần đáp ứng những tiêu chí gì?
- Kết quả đánh giá phân loại viên chức được lưu giữ vào hồ sơ bao gồm những nội dung gì?
Việc phân loại đánh giá viên chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định về nội dung đánh giá viên chức, người lao động như sau:
Nội dung đánh giá viên chức, người lao động
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
...
Như vậy, theo quy định thì việc phân loại đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
(1) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
(2) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
(3) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
(4) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Việc phân loại đánh giá viên chức trong Tòa án nhân dân được thực hiện dựa trên những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Viên chức không giữ chức vụ quản lý được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý, người lao động đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 18 Quy chế này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức, người lao động ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý, người lao động đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
...
b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có công trình khoa học, đề án, đề tài, bài viết được đăng trên tạp chí về pháp luật hoặc giải pháp nâng cao năng suất lao động trong thực hiện nhiệm vụ được tập thể lãnh đạo đơn vị công nhận hoặc đã được nghiệm thu áp dụng.
...
Như vậy, viên chức không giữ chức vụ quản lý muốn được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cần đáp ứng tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả;
Nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
(2) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
(3) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
(4) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân;
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá phân loại viên chức được lưu giữ vào hồ sơ bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế đánh giá và phân loại công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2019 quy định như sau:
Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động
...
2. Lưu giữ tài liệu đánh giá công chức, viên chức, người lao động
Đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm lưu kết quả đánh giá, phân loại vào hồ sơ công chức, viên chức, người lao động, bao gồm:
a) Phiếu đánh giá, phân loại (theo Mẫu số 01, 02, 03 tại Phụ lục của Quy chế này);
b) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động của người có thẩm quyền; hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động (nếu có).
Như vậy, kết quả phân loại đánh giá viên chức được lưu vào hồ sơ viên chức, bao gồm:
(1) Phiếu phân loại đánh giá viên chức.
(2) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả phân loại đánh giá viên chức của người có thẩm quyền;
Hồ sơ giải quyết khiếu nại về kết quả phân loại đánh giá viên chức (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?