Việc phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào? Khi bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy có bị kỷ luật không?
Việc phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bố trí theo khu và phân loại như sau:
+ Người bị tạm giữ;
+ Người bị tạm giam;
+ Người dưới 18 tuổi;
+ Phụ nữ;
+ Người nước ngoài;
+ Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
+ Người thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ; giết người; cướp tài sản thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm;
+ Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Người bị kết án tử hình;
+ Người đang chờ chấp hành án phạt tù;
+ Người thường xuyên vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình nhưng chưa được giám định, đang chờ kết quả giám định hoặc đang chờ đưa đi cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
- Không giam giữ chung buồng những người trong cùng một vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
- Trong trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:
+ Người đồng tính, người chuyển giới;
+ Người quy định tại các điểm e, i và m khoản 1 Điều này;
+ Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng.
Việc phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như thế nào?
Cơ quan nào sẽ thi hành tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:
- Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
+ Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
+ Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
+ Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
+ Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
+ Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
Khi bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy có bị kỷ luật không?
Căn cứ Điều 23 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ như sau:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.
- Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 8 của Luật này.
- Người bị cách ly ở buồng kỷ luật nếu có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì bị cùm một chân. Thời gian bị cùm chân do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Không áp dụng cùm chân đối với người bị kỷ luật là người dưới 18 tuổi, phụ nữ, người khuyết tật nặng trở lên, người đủ 70 tuổi trở lên. Trong thời gian bị cách ly ở buồng kỷ luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế việc thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà.
- Việc kỷ luật và việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản. Biên bản về việc vi phạm và quyết định kỷ luật được đưa vào hồ sơ quản lý giam giữ. Nếu người bị kỷ luật có tiến bộ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc giảm thời hạn kỷ luật, bãi bỏ việc hạn chế thăm gặp, gửi, nhận thư, nhận quà đối với người đó.
Như vậy, dù trong trường hợp đã bị tạm giữ, tạm giam nhưng vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ sẽ bị kỷ luật theo quy định đã nêu trên.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung người bị tạm giữ, tạm giam mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?