Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổ chức định kỳ mấy tháng một lần?

Tôi có thắc mắc là việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổ chức định kỳ mấy tháng một lần? Những trường hợp đột xuất nào thì người phát ngôn của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí? - Câu hỏi của chị Mỹ Tiên (An Giang)

Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổ chức định kỳ mấy tháng một lần?

thông tin báo chí

Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổ chức định kỳ mấy tháng một lần? (Hình từ internet)

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:

Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
1. Định kỳ 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Trường hợp cần thiết, Tổng Liên đoàn tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
...

Căn cứ trên quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tổ chức định kỳ 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí.

Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp cần thiết, Tổng Liên đoàn tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.

Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc giao ban hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:

Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
...
3. Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp với các Ban, đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung cung cấp thông tin cho báo chí, gồm:
a) Tình hình công nhân, quan hệ lao động; kết quả hoạt động công đoàn; kết quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
b) Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành của Tổng Liên đoàn;
c) Các kế hoạch, chương trình công tác; nội dung hội nghị, cuộc họp của Tổng Liên đoàn cần tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, ngành và nhân dân.
d) Quan điểm và ý kiến chỉ đạo, giải quyết của lãnh đạo Tổng Liên đoàn đối với các vấn đề quan trọng được dư luận báo chí và xã hội quan tâm.
đ) Các hoạt động đối nội, đối ngoại khác của Tổng Liên đoàn cần công bố với báo chí do Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định.
Nội dung phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí phải trình đồng chí Chủ tịch hoặc đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách công tác tuyên giáo duyệt trước khi công bố.

theo đó, nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc giao ban hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức bao gồm:

- Tình hình công nhân, quan hệ lao động; kết quả hoạt động công đoàn; kết quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành của Tổng Liên đoàn;

- Các kế hoạch, chương trình công tác; nội dung hội nghị, cuộc họp của Tổng Liên đoàn cần tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, ngành và nhân dân.

- Quan điểm và ý kiến chỉ đạo, giải quyết của lãnh đạo Tổng Liên đoàn đối với các vấn đề quan trọng được dư luận báo chí và xã hội quan tâm.

- Các hoạt động đối nội, đối ngoại khác của Tổng Liên đoàn cần công bố với báo chí do Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định.

Nội dung phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí phải trình đồng chí Chủ tịch hoặc đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách công tác tuyên giáo duyệt trước khi công bố.

Những trường hợp đột xuất nào thì người phát ngôn của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí?

Theo Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1669/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định như sau:

Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của Tổng Liên đoàn nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận; thông tin về quan điểm và cách xử lý của Tổng Liên đoàn đối với các sự kiện, vấn đề đó.
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Tổng Liên đoàn đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề đã nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực do Tổng Liên đoàn quản lý, Người phát ngôn và Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
d) Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Tổng Liên đoàn thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi xảy ra vụ việc.
2. Sau khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn phải báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về nội dung thông tin đã phát ngôn và cung cấp thông tin.

Theo đó, những trường hợp đột xuất sau đây thì người phát ngôn của Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí bao gồm:

- Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của Tổng Liên đoàn nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận;

Thông tin về quan điểm và cách xử lý của Tổng Liên đoàn đối với các sự kiện, vấn đề đó.

- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Tổng Liên đoàn đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề đã nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.

- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực do Tổng Liên đoàn quản lý, Người phát ngôn và Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Tổng Liên đoàn thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi xảy ra vụ việc.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là cơ quan như thế nào?
Pháp luật
Số lượng Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13 là bao nhiêu ủy viên theo quyết định tại Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam tại Đại hội nào? Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 2028 ra sao?
Pháp luật
Nghị quyết 7c/NQ-TLĐ của Hội nghị lần thứ 7 BCH Tổng Liên đoàn Lao động Khóa XI về chất lượng bữa ăn ca của NLĐ ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Phong trào thi đua Giỏi việc nước, đảm việc nhà trong nữ công nhân, viên chức, lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm nào?
Pháp luật
Tại Hội nghị lần thứ nhất, bầu bao nhiêu đồng chí tham gia Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ kết luận về 12 kiến nghị nào của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Hội nghị ngày 26/5/2024?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo, quản lý Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong thời gian thực hiện luân chuyển có được thanh toán công tác phí không?
Pháp luật
Tập trung triển khai: 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm và 5 đẩy mạnh theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ ra sao?
Pháp luật
Hiện nay, những đồng chí nào đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Hiện nay, đồng chí nào làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2023-2028?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
536 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào