Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
- Có những phương thức phối hợp nào trong việc cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam?
Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm hiệu quả, cụ thể trách nhiệm phối hợp của từng Bộ trong việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
2. Bảo đảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển, hải đảo.
3. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm hiệu quả, cụ thể trách nhiệm phối hợp của từng Bộ trong việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
(2) Bảo đảm bí mật quốc gia, bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn trên biển, hải đảo.
(3) Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Tuân thủ các quy định của Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg và các quy định của pháp luật có liên quan.
Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định về nội dung phối hợp như sau:
Nội dung phối hợp
1. Lấy ý kiến hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề nghị cấp phép) hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
2. Xem xét việc thay đổi nội dung đã được cấp phép nhưng không thuộc trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
3. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam bao gồm những nội dung sau:
(1) Lấy ý kiến hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
(2) Xem xét việc thay đổi nội dung đã được cấp phép nhưng không thuộc trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
(3) Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong quá trình nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam.
Có những phương thức phối hợp nào trong việc cấp phép, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam?
Căn cứ Điều 4 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định về phương thức phối hợp như sau:
Phương thức phối hợp
1. Gửi công văn, thư điện tử.
2. Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến.
3. Trao đổi, phối hợp qua điện thoại, fax.
4. Chia sẻ, cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
5. Thực hiện phối hợp thông qua đơn vị đầu mối của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, theo quy định thì có 05 phương thức phối hợp sau đây:
(1) Gửi công văn, thư điện tử.
(2) Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến.
(3) Trao đổi, phối hợp qua điện thoại, fax.
(4) Chia sẻ, cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
(5) Thực hiện phối hợp thông qua đơn vị đầu mối của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Khoa học và Công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?