Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
2. Nguyên tắc phối hợp công tác:
a) Việc phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Khi phát sinh vướng mắc thì được bàn bạc thống nhất giải quyết kịp thời. Nếu chưa thống nhất thì báo cáo cấp trên của mỗi cơ quan, ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên là căn cứ để đơn vị cấp dưới thực hiện; nếu còn ý kiến khác thì báo cáo Bộ Tài chính;
c) Việc phối hợp xử lý các vi phạm về hải quan, thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì chuyển hồ sơ về cơ quan đó xử lý. Kết quả xử lý được thông báo cho cơ quan chuyển giao biết.
Như vậy, việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Việc phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
(2) Khi phát sinh vướng mắc thì được bàn bạc thống nhất giải quyết kịp thời.
Nếu chưa thống nhất thì báo cáo cấp trên của mỗi cơ quan, ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên là căn cứ để đơn vị cấp dưới thực hiện; nếu còn ý kiến khác thì báo cáo Bộ Tài chính;
(3) Việc phối hợp xử lý các vi phạm về hải quan, thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì chuyển hồ sơ về cơ quan đó xử lý. Kết quả xử lý được thông báo cho cơ quan chuyển giao biết.
Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Phối hợp công tác về đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Nội dung phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a) Phối hợp xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp quản lý trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
c) Phối hợp tiến hành các biện pháp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng:
a) Tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a.1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
a.2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
...
Như vậy, nội dung phối hợp công tác về đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
(1) Phối hợp xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
(2) Trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp quản lý trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
(3) Phối hợp tiến hành các biện pháp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng.
Việc đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm mấy tiêu chí?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng:
a) Tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a.1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
a.2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
b) Việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan. Trên cơ sở thống nhất của hai cơ quan, Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng được trình Bộ Tài chính ban hành để áp dụng thống nhất trong từng cơ quan.
...
Như vậy, theo quy định thì có 2 tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
(1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
(2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?