Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Có những phương thức trao đổi thông tin nào giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế? Câu hỏi của chị Dung từ Thái Bình.

Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy định về nguyên tắc phối hợp, trao đổi như sau:

Nguyên tắc phối hợp, trao đổi
1. Việc trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa hai cơ quan phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý thu BHXH, quản lý thuế trong từng thời kỳ của mỗi cơ quan, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc trao đổi thông tin phải đảm bảo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo yêu cầu của mỗi cơ quan.
3. Nội dung thông tin trao đổi và phối hợp công tác giữa hai cơ quan được quản lý theo quy định của Luật BHXH, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý BHXH và quản lý thuế.

Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

(1) Việc trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa hai cơ quan phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý thu Bảo hiểm xã hội, quản lý thuế trong từng thời kỳ của mỗi cơ quan, phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Việc trao đổi thông tin phải đảm bảo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo yêu cầu của mỗi cơ quan.

(3) Nội dung thông tin trao đổi và phối hợp công tác giữa hai cơ quan được quản lý theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, chỉ được sử dụng trong lĩnh vực quản lý Bảo hiểm xã hội và quản lý thuế.

Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?

Việc phối hợp công tác và trao đổi thông tin giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Thông tin do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy định về thông tin trao đổi giữa hai cơ quan như sau:

Thông tin trao đổi giữa hai cơ quan
1. Thông tin do cơ quan BHXH cung cấp bao gồm:
a) Số lượng tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH, số lao động tham gia BHXH;
b) Số tiền đóng BHXH;
c) Số tiền nợ BHXH;
d) Tổ chức trả thu nhập nợ BHXH;
đ) Thông tin khác theo đề nghị của cơ quan Thuế.
2. Thông tin do cơ quan Thuế cung cấp bao gồm:
a) Thông tin về tổ chức trả thu nhập:
- Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
- Tình hình hoạt động của tổ chức trả thu nhập; tổ chức trả thu nhập thành lập mới, giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh.
b) Số lượng người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
c) Tiền trích BHXH bắt buộc mà tổ chức trả thu nhập tính vào chi phí để tính thuế.
d) Danh sách người lao động trong tổ chức trả thu nhập.
...

Như vậy, theo quy định thì thông tin do cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp bao gồm:

(1) Số lượng tổ chức trả thu nhập tham gia Bảo hiểm xã hội, số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội;

(2) Số tiền đóng Bảo hiểm xã hội;

(3) Số tiền nợ Bảo hiểm xã hội;

(4) Tổ chức trả thu nhập nợ Bảo hiểm xã hội;

(5) Thông tin khác theo đề nghị của cơ quan Thuế.

Có những phương thức trao đổi thông tin nào giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế 5423/QCPH-BHXH-TCT năm 2014 quy đinh về đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin như sau:

Đầu mối trao đổi, phương thức trao đổi thông tin
1. Đầu mối trao đổi thông tin
Việc trao đổi, cung cấp thông tin do BHXH Việt Nam, Tổng cục thuế; cơ quan BHXH và cơ quan thuế cùng cấp thực hiện.
2. Phương thức trao đổi thông tin
a) Trao đổi thông tin thông qua hệ thống kết nối tự động:
- BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế phát triển hệ thống dữ liệu tập trung, phối hợp kết nối, trao đổi thông tin.
- Thông tin trao đổi thường xuyên hoặc định kỳ được quy định tại Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu, việc trao đổi sử dụng địa chỉ e-mail nội bộ;
- Thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa hai cơ quan.

Như vậy, theo quy định thì việc trao đổi thông tin giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan Thuế được thực hiện thông qua 2 phương thức:

(1) Trao đổi thông tin thông qua hệ thống kết nối tự động.

(2) Trao đổi thông tin trực tiếp.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,075 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào