Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm giao dự toán ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về mục đích phối hợp như sau:
Mục đích phối hợp
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, phù hợp với yêu cầu quản lý và có tính khả thi.
2. Kịp thời xử lý các thông tin, phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về giáo dục của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo các hành vi vi phạm quy định về việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Triển khai hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo bảo đảm thời gian, nội dung theo quy định pháp luật.
4. Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị; góp phần, xây dựng đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ ngày càng vững mạnh.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nhằm mục đích:
(1) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, phù hợp với yêu cầu quản lý và có tính khả thi.
(2) Kịp thời xử lý các thông tin, phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về giáo dục của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hành vi vi phạm quy định về việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Triển khai hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo bảo đảm thời gian, nội dung theo quy định pháp luật.
(4) Tăng cường trách nhiệm của các đơn vị; góp phần, xây dựng đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ ngày càng vững mạnh.
Phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; chế độ bảo mật thông tin, hồ sơ, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị.
2. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành với hoạt động kiểm tra của các đơn vị.
3. Thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả.
Như vây, theo quy định, việc phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; chế độ bảo mật thông tin, hồ sơ, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị.
(2) Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành với hoạt động kiểm tra của các đơn vị.
(3) Thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả.
Đơn vị nào có trách nhiệm giao dự toán ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BGDĐT năm 2016 quy định về trách nhiệm của các đơn vị như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị
...
2. Trách nhiệm cụ thể của một số đơn vị
a) Vụ Kế hoạch tài chính
- Ưu tiên phân bổ và giao dự toán ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định.
- Phối hợp với Thanh tra trong việc xử lý vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý sau thanh tra.
b) Văn phòng Bộ
- Ưu tiên đảm bảo phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Kịp thời hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động Thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
c) Vụ Thi đua - Khen thưởng
Trình Bộ trưởng quyết định khen thưởng theo định kỳ hoặc đột xuất đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của Thanh tra Bộ.
...
Như vậy, theo quy định thì Vụ Kế hoạch tài chính là đơn vị có trách nhiệm giao dự toán ngân sách đảm bảo cho hoạt động thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?