Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
- Đơn vị nào quyết định việc chấp thuận giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp?
Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, không chồng chéo, theo nguyên tắc Bộ Công an chủ trì quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có trách nhiệm phối hợp; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức thực hiện thống nhất ở địa phương theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Công an.
4. Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo 04 nguyên tắc sau:
(1) Tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(3) Bảo đảm chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, không chồng chéo, theo nguyên tắc Bộ Công an chủ trì quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có trách nhiệm phối hợp;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện thống nhất ở địa phương theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Công an.
(4) Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
Việc phối hợp trong quản lý nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong việc phối hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định về việc phối hợp trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Phối hợp trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trao đổi với Bộ Công an trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đơn vị nào quyết định việc chấp thuận giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp trong tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Trao đổi, thông báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các Bộ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các chủ trương, biện pháp thực hiện công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cung cấp cho Bộ Ngoại giao mẫu giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do Bộ Công an cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam để thông báo với các nước;
c) Quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và trao đổi với Bộ Ngoại giao để trả lời các nước về quyết định trên;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm quyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nước đó và trao đổi với Bộ Ngoại giao để trả lời các nước về quyết định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?