Việc phòng ngừa mua bán người của các cơ sở giáo dục như thế nào? Phòng ngừa mua bán người trong các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ra sao?
Việc phòng ngừa mua bán người của các cơ sở giáo dục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Theo đó, việc phòng ngừa mua bán người của các cơ sở giáo dục như sau:
+ Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.
+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Như vậy, việc phòng ngừa mua bán người của các cơ sở giáo dục sẽ phải thực hiện theo quy định trên.
Phòng ngừa mua bán người (Hình từ Internet)
Phòng ngừa mua bán người trong các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
1. Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;
b) Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;
c) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;
d) Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.
2. Người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phòng ngừa mua bán người trong các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ sẽ thực hiện theo quy định trên.
Phòng ngừa mua bán người của cơ quan thông tin đại chúng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 như sau:
Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.
2. Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
3. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.
Theo đó, việc phòng ngừa mua bán người của cơ quan thông tin đại chúng bằng những cách như sau:
+ Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người;
Nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.
+ Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
+ Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?