Việc phục hồi danh dự trong bồi thường Nhà nước được quy định thế nào? Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại quy định ra sao?
Việc phục hồi danh dự trong bồi thường Nhà nước được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về phục hồi danh dự như sau:
Phục hồi danh dự
1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này.
Theo đó, người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại.
Bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Khi thực hiện bồi thường Nhà nước, việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại quy định ra sao?
Căn cứ Điều 29 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác đối với người bị thiệt hại như sau:
Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác đối với người bị thiệt hại
1. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là cá nhân còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp sau đây:
a) Khôi phục chức vụ (nếu có), việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Khôi phục quyền học tập;
c) Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
2. Ngoài các thiệt hại được bồi thường quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật này, người bị thiệt hại là tổ chức còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức có liên quan.
Theo đó, khi bồi thường Nhà nước, ngoài các thiệt hại được bồi thường khác thì người bị thiệt hại còn được khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp khác được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên.
Trình tự, thủ tục khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức có liên quan.
Việc trả lại tài sản khi bồi thường Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về trả lại tài sản như sau:
Trả lại tài sản
1. Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
2. Việc trả lại tài sản bị tạm giữ, tịch thu trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc trả lại tài sản bị kê biên trái pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Việc trả lại tài sản bị thu giữ trái pháp luật trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, khi thực hiện bồi thường Nhà nước, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
Và tùy thuộc vào việc tài sản bị thu giữ trái pháp luật này trong hoạt động quản lý Nhà nước nào mà việc trả lại tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?