Việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:
Nguyên tắc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
1. Thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp.
2. Thực hiện bình đẳng, không phân biệt giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ; khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường; bảo đảm hoạt động bưu chính, viễn thông công ích.
3. Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông; bảo đảm lợi ích của Nhà nước và chủ quyền quốc gia.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
(1) Thực hiện theo cơ chế thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp.
(2) Thực hiện bình đẳng, không phân biệt giữa các đối tượng sử dụng dịch vụ;
Khuyến khích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường;
Bảo đảm hoạt động bưu chính, viễn thông công ích.
(3) Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông;
Bảo đảm lợi ích của Nhà nước và chủ quyền quốc gia.
Việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định được thực hiện theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý nhà nước về giá cước bưu chính viễn thông bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về nội dung quản lý nhà nước về giá cước bưu chính viễn thông như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về giá cước bưu chính, viễn thông
1. Ban hành cơ chế, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn quốc về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
3. Quy định giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quan trọng, độc quyền.
4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý giá cước và các hoạt động về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
5. Tổ chức và quản lý các hoạt động thông tin, dự báo giá thị trường bưu chính, viễn thông trong nước và thế giới.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý nhà nước về giá cước bưu chính viễn thông bao gồm những nội dung sau:
(1) Ban hành cơ chế, chính sách và chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn quốc về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
(2) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông.
(3) Quy định giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông quan trọng, độc quyền.
(4) Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý giá cước và các hoạt động về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông.
(5) Tổ chức và quản lý các hoạt động thông tin, dự báo giá thị trường bưu chính viễn thông trong nước và thế giới.
Bộ Tài chính có thẩm quyền gì trong việc quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
...
3. Bộ Tài chính
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định tại Pháp lệnh Giá;
b) Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện để bảo đảm mỗi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ đúng các quy định về giá cước bưu chính, viễn thông và quy định của Pháp lệnh Giá;
c) Thống nhất để Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành theo thẩm quyền quy định về giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo đúng quy định tại mục c khoản 2 Điều 5 Quyết định này;
d) Quyết định việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định tại Điều 9 Quyết định này;
đ) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
4. Bộ Thương mại
a) Thống nhất với Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định các biện pháp quản lý cạnh tranh về giá cước và về khuyến mại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
b) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về cạnh tranh, về khuyến mại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
Như vậy, theo quy định, trong việc quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông thì Bộ Tài chính có những thẩm quyền sau đây:
(1) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định tại Pháp lệnh Giá;
(2) Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện để bảo đảm mỗi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ đúng các quy định về giá cước bưu chính, viễn thông và quy định của Pháp lệnh Giá;
(3) Thống nhất để Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành theo thẩm quyền quy định về giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo đúng quy định;
(4) Quyết định việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định;
(5) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?