Việc quản lý hồ sơ công chức có thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh không? Cơ quan quản lý hồ sơ công chức có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Việc quản lý hồ sơ công chức có thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức
1. Cơ quan quản lý công chức quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý gồm:
a) Quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành và địa phương;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức của Thông tư này thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành và địa phương.
...
Dẫn chiếu, Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về cơ quan quản lý công chức như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Về chế độ báo cáo thống kê công chức
Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ quan quản lý công chức quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, bao gồm:
- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, thẩm quyền quản lý gồm:
- Quản lý hồ sơ công chức thuộc phạm vi thẩm quyền của địa phương;
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý hồ sơ công chức của Thông tư này thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của địa phương.
Quản lý hồ sơ công chức (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm khi quản lý hồ sơ công chức thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh khi quản lý hồ sơ công chứ như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý hồ sơ công chức
1. Chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác hồ sơ, hồ sơ điện tử công chức của cơ quan cấp trên, đồng thời hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc về công tác quản lý hồ sơ công chức.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về bổ sung, chuyển giao, tiếp nhận, nghiên cứu, sử dụng, khai thác, lưu trữ, bảo quản hồ sơ công chức theo quy định của Thông tư này.
3. Giao nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức những tài liệu liên quan đến hồ sơ công chức hiện đang công tác ở đơn vị mình.
Từ quy định trên thì Ủy ban nhân dan tỉnh có những trách nhiệm và quyền hạn sau:
- Chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác hồ sơ, hồ sơ điện tử công chức của cơ quan cấp trên, đồng thời hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc về công tác quản lý hồ sơ công chức.
- Tổ chức thực hiện các quy định về bổ sung, chuyển giao, tiếp nhận, nghiên cứu, sử dụng, khai thác, lưu trữ, bảo quản hồ sơ công chức theo quy định của Thông tư này.
- Giao nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức những tài liệu liên quan đến hồ sơ công chức hiện đang công tác ở đơn vị mình.
Khi quản lý hồ sơ công chức thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xem xét và quyết định những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Thông tư 11/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BNV) quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý hồ sơ công chức
...
3. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định những nội dung sau:
a) Quyết định tuyển dụng và lựa chọn người đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ để bố trí làm chuyên trách về công tác quản lý hồ sơ công chức;
b) Tổ chức cho công chức kê khai, quyết định việc lập mới, sửa chữa dữ liệu thông tin trong hồ sơ công chức bằng văn bản để công chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Thông tư này, sau khi cơ quan sử dụng công chức có kết luận việc kiểm tra, xác minh;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh, sửa chữa những tài liệu không thống nhất trong hồ sơ công chức theo quy định hiện hành;
d) Thông báo cho công chức biết kết luận thẩm tra, xác minh về các dữ liệu trong hồ sơ do công chức tự khai không thống nhất hoặc không chính xác;
đ) Hủy bỏ những tài liệu thừa, trùng lặp, không có nội dung liên quan trong hồ sơ;
e) Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sai phạm trong kê khai, quản lý và bảo quản hồ sơ công chức.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền xem xét và ra quyết định đối với những nội dung theo quy định pháp luật nêu trên khi thực hiện công tác quản lý hồ sơ công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?