Việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- Cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội do đơn vị nào xây dựng?
- Cán bộ cập nhật dữ liệu khi phát hiện tài khoản của mình bị đánh cắp thì có trách nhiệm gì?
Việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế Quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2366/QĐ-BHXH năm 2018 quy định như sau:
Mục đích, nguyên tắc thiết lập, tổ chức quản lý và sử dụng CSDL ngành BHXH
...
2. Nguyên tắc:
2.1. Tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật an ninh mạng và các quy định của BHXH Việt Nam về quản lý hoạt động công nghệ thông tin của Ngành.
2.2. Bảo đảm an toàn trong công tác thiết lập, tổ chức quản lý và sử dụng CSDL ngành BHXH phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
2.3. Việc thiết lập, tổ chức quản lý và sử dụng CSDL ngành BHXH phải đảm bảo đúng mục đích, chính xác, đầy đủ, kịp thời, an toàn, bảo mật thông tin và lưu trữ lâu dài.
2.4. Mọi tác vụ liên quan đến CSDL ngành BHXH phải được ghi nhận bằng nhật ký tự động đã được thiết kế sẵn trong CSDL ngành BHXH. Nhật ký tự động là căn cứ chứng minh cho các hoạt động có tác động đến dữ liệu trong CSDL ngành BHXH.
2.5. Thủ trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn dữ liệu trong việc tổ chức quản lý và sử dụng CSDL ngành BHXH theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2.6. Các thiết bị dùng để quản lý, sử dụng, khai thác CSDL ngành BHXH phải được cài đặt thường trú các chương trình diệt virus và các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng được cài đặt phải có bản quyền
2.7. Các cán bộ nghiệp vụ được phân quyền phải thực hiện khóa dữ liệu trước kỳ báo cáo để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, trong một số trường hợp đặc biệt cần mở khóa để thay đổi dữ liệu cần có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.
2.8. Các đơn vị bố trí nguồn lực phù hợp với quy mô, điều kiện của mình nhằm thực hiện tốt nhất công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu trên các phần mềm nghiệp vụ và CSDL ngành BHXH.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật an ninh mạng và các quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về quản lý hoạt động công nghệ thông tin của Ngành.
(2) Bảo đảm an toàn trong công tác thiết lập, tổ chức quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
(3) Việc thiết lập, tổ chức quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo đúng mục đích, chính xác, đầy đủ, kịp thời, an toàn, bảo mật thông tin và lưu trữ lâu dài.
(4) Mọi tác vụ liên quan đến cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội phải được ghi nhận bằng nhật ký tự động đã được thiết kế sẵn trong cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội.
Nhật ký tự động là căn cứ chứng minh cho các hoạt động có tác động đến dữ liệu trong cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội.
(5) Thủ trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn dữ liệu trong việc tổ chức quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
(6) Các thiết bị dùng để quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội phải được cài đặt thường trú các chương trình diệt virus và các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng được cài đặt phải có bản quyền
(7) Các cán bộ nghiệp vụ được phân quyền phải thực hiện khóa dữ liệu trước kỳ báo cáo để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
Trong một số trường hợp đặc biệt cần mở khóa để thay đổi dữ liệu cần có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.
(8) Các đơn vị bố trí nguồn lực phù hợp với quy mô, điều kiện của mình nhằm thực hiện tốt nhất công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu trên các phần mềm nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội.
Việc quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội do đơn vị nào xây dựng?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế Quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2366/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về việc xây dựng, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu như sau:
Xây dựng, cập nhật, khai thác CSDL
1. CSDL ngành BHXH được BHXH Việt Nam xây dựng, dữ liệu được cập nhật từ các đơn vị thông qua các phần mềm nghiệp vụ hoặc được cập nhật theo kế hoạch của BHXH Việt Nam.
2. Việc xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin từ CSDL ngành BHXH được thực hiện trên cơ sở phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể khai thác thông tin. Đối với các thông tin cần khai thác mà không khai thác được trên phần mềm, các đơn vị xin ý kiến Lãnh đạo Ngành, sau đó chuyển đến Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT). Trên cơ sở đó Trung tâm CNTT tiến hành kết xuất thông tin và gửi kết quả tới các đơn vị có yêu cầu khai thác.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ sở dữ liệu ngành Bảo hiểm xã hội được Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng.
Dữ liệu được cập nhật từ các đơn vị thông qua các phần mềm nghiệp vụ hoặc được cập nhật theo kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cán bộ cập nhật dữ liệu khi phát hiện tài khoản của mình bị đánh cắp thì có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy chế Quản lý, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu tập trung ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 2366/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
...
4. Trách nhiệm của cán bộ cập nhật dữ liệu
4.1.Tự bảo quản tài khoản và mật khẩu của mình tránh để bị lộ. Khi phát hiện tài khoản của mình bị đánh cắp hoặc người khác sử dụng trái phép cá nhân, đơn vị phải thông báo sớm nhất với cán bộ quản lý tại đơn vị để khóa tài khoản tránh việc đánh cắp thông tin cũng như việc kẻ gian sử dụng tài khoản vào mục đích xấu.
4.2. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của dữ liệu được cập nhật vào CSDL ngành BHXH.
...
Như vậy, khi phát hiện tài khoản của mình bị đánh cắp thì cán bộ cập nhật dữ liệu phải thông báo sớm nhất với cán bộ quản lý tại đơn vị để khóa tài khoản tránh việc đánh cắp thông tin cũng như việc kẻ gian sử dụng tài khoản vào mục đích xấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?