Việc quản lý phương tiện bay siêu nhẹ gồm những nội dung gì? Các cơ quan, đơn vị nào được giao tổ chức quản lý phương tiện bay siêu nhẹ?
- Việc quản lý phương tiện bay siêu nhẹ gồm những nội dung gì? Các cơ quan, đơn vị nào được giao tổ chức quản lý phương tiện bay siêu nhẹ?
- Tổ chức hiệp đồng bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện như thế nào?
- Tổ chức điều hành, giám sát hoạt động bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện như thế nào?
Việc quản lý phương tiện bay siêu nhẹ gồm những nội dung gì? Các cơ quan, đơn vị nào được giao tổ chức quản lý phương tiện bay siêu nhẹ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức quản lý, hiệp đồng, điều hành, giám sát bay
1. Tổ chức quản lý bay:
a) Việc quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các nội dung: Cấp phép bay; hiệp đồng dự báo, thông báo bay; điều hành, giám sát hoạt động bay;
b) Các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý gồm: Cục Tác chiến; Quân chủng Phòng không-Không quân; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân, canh phòng của sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các khu vực quốc phòng, an ninh; Đồn biên phòng, theo phân cấp, phân chia khu vực trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
...
Phương tiện bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP.
Theo quy định trên, việc quản lý phương tiện bay siêu nhẹ gồm các nội dung sau:
- Cấp phép bay;
- Hiệp đồng dự báo, thông báo bay;
- Điều hành, giám sát hoạt động bay.
Các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức quản lý phương tiện bay siêu nhẹ gồm những cơ quan, đơn vị được quy định cụ thể trên.
Phương tiện bay siêu nhẹ (Hình từ Internet)
Tổ chức hiệp đồng bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức quản lý, hiệp đồng, điều hành, giám sát bay
...
2. Tổ chức hiệp đồng bay:
a) Nhà khai thác phải hiệp đồng trực tiếp với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này;
b) Việc hiệp đồng với cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này được quy định cụ thể trong phép bay của Cục Tác chiến.
Theo đó, tổ chức hiệp đồng bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ như sau:
- Nhà khai thác phải hiệp đồng trực tiếp với cơ quan, đơn vị về phân chia khu vực, trách nhiệm quản lý quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư 35/2017/TT-BQP.
- Việc hiệp đồng với cơ quan, đơn vị theo quy định trên được quy định cụ thể trong phép bay của Cục Tác chiến.
Tổ chức điều hành, giám sát hoạt động bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức quản lý, hiệp đồng, điều hành, giám sát bay
...
3. Tổ chức điều hành bay
Việc tổ chức điều hành bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực được cấp phép do cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay chịu trách nhiệm, trực tiếp điều hành và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp khác được quy định trong phép bay của Cục Tác chiến.
4. Tổ chức giám sát hoạt động bay
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm quản lý vùng trời, quản lý bay, thông báo hiệp đồng, điều hành bay đúng quy định, đảm bảo an toàn bay, an ninh trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của các bên liên quan.
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các đơn vị: Đồn biên phòng; Chỉ huy các đơn vị bảo vệ khu vực quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này; Chỉ huy trưởng khu vực đóng quân canh phòng khu vực sân bay, trường bắn, đảo, nhà giàn; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Cơ quan Phòng không các Quân khu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải quân; Quân đoàn, Cơ quan Quản lý điều hành bay, Quản lý vùng trời Quân chủng Phòng không - Không quân; Cục Tác chiến.
Như vậy, việc tổ chức điều hành bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực được cấp phép do cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay chịu trách nhiệm, trực tiếp điều hành và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp khác được quy định trong phép bay của Cục Tác chiến.
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với phương tiện bay siêu nhẹ nhằm quản lý vùng trời, quản lý bay, thông báo hiệp đồng, điều hành bay đúng quy định, đảm bảo an toàn bay, an ninh trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của các bên liên quan.
Tổ chức giám sát hoạt động bay đối với tàu bay không người lái gồm các đơn vị được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?