Việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 81/2019/TT-BTC, việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Hải quan thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ rủi ro được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư này.
- Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn.
- Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.
- Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.
- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan (Hình từ Internet)
Có những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 81/2019/TT-BTC, việc quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện bằng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ sau:
(1) Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.
(2) Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan.
(3) Phân tích đánh giá rủi ro.
(4) Quản lý, xây dựng, cập nhật, áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan và tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
(5) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
(6) Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro khác gồm:
- Xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro.
- Xây dựng, quản lý Hồ sơ rủi ro.
- Xác lập hồ sơ, quản lý Doanh nghiệp trọng điểm.
- Đo lường tuân thủ pháp luật hải quan trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
- Quản lý Kế hoạch kiểm soát rủi ro; Chuyên đề kiểm soát rủi ro; Phân tích sau khi phát hiện, xử lý vụ việc buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại điển hình để dự báo xu hướng và cảnh báo rủi ro.
Ai có trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?
Người có trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 81/2019/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
2. Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan là đơn vị đầu mối, chủ trì có trách nhiệm:
a) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp;
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Quản lý Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng ban hành tại điểm a khoản 1 Điều này trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin liên quan; theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các chỉ số tiêu chí đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
...
Như vậy, người có trách nhiệm vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?