Việc quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo quy định phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (sau đây gọi tắt là Hệ thống): là Hệ thống thông tin để phục vụ công tác quản lý của Bộ Y tế về hoạt động tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống bao gồm các phân hệ chính: quản lý danh mục; quản lý tài khoản; quản lý đối tượng; quản lý lịch tiêm; quản lý các bước tiêm chủng; quản lý vật tư, vắc xin; quản lý thống kê, báo cáo.
2. Lịch sử tiêm chủng là thông tin liên quan đến các lần tiêm, uống vắc xin huyết thanh phòng bệnh đã được đối tượng tiêm chủng sử dụng và được ghi nhận trong Hệ thống.
3. Thông tin tiêm chủng là thông tin cá nhân, lịch sử tiêm chủng và dinh dưỡng của đối tượng tiêm chủng.
Như vậy, Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia là Hệ thống thông tin để phục vụ công tác quản lý của Bộ Y tế về hoạt động tiêm chủng trên phạm vi toàn quốc.
Hệ thống bao gồm các phân hệ chính sau đây:
(1) Quản lý danh mục;
(2) Quản lý tài khoản;
(3) Quản lý đối tượng;
(4) Quản lý lịch tiêm;
(5) Quản lý các bước tiêm chủng;
(6) Quản lý vật tư, vắc xin;
(7) Quản lý thống kê, báo cáo.
Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Việc quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia theo quy định phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định về nguyên tắc chung khi quản lý, sử dụng Hệ thống như sau:
Nguyên tắc chung khi quản lý, sử dụng Hệ thống
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Tài khoản được cung cấp cho tổ chức, cá nhân theo phân cấp, chức năng, nhiệm vụ và phải tự bảo vệ thông tin tài khoản.
3. Mỗi một đối tượng tiêm chủng chỉ có duy nhất một mã số trên hệ thống.
4. Quản lý, sử dụng Hệ thống theo đúng mục đích, thẩm quyền; đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ để không làm gián đoạn quá trình xử lý và luân chuyển thông tin của Hệ thống.
5. Đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin.
6. Thông tin, dữ liệu dạng ký tự dùng trong Hệ thống sử dụng bộ mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 (Unicode).
Như vậy, theo quy định, việc quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ thông tin cá nhân, giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và các quy định pháp luật có liên quan.
(2) Tài khoản được cung cấp cho tổ chức, cá nhân theo phân cấp, chức năng, nhiệm vụ và phải tự bảo vệ thông tin tài khoản.
(3) Mỗi một đối tượng tiêm chủng chỉ có duy nhất một mã số trên hệ thống.
(4) Quản lý, sử dụng Hệ thống theo đúng mục đích, thẩm quyền;
Đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ để không làm gián đoạn quá trình xử lý và luân chuyển thông tin của Hệ thống.
(5) Đảm bảo tính chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin.
(6) Thông tin, dữ liệu dạng ký tự dùng trong Hệ thống sử dụng bộ mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 (Unicode).
Việc cập nhật thông tin đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 3421/QĐ-BYT năm 2017 quy định về quản lý đối tượng trên Hệ thống như sau:
Quản lý đối tượng trên Hệ thống
1. Tạo mới đối tượng:
Đối tượng tiêm chủng phải được thu thập đầy đủ thông tin tiêm chủng, đảm bảo không trùng lặp đối tượng trước khi đăng ký vào Hệ thống.
2. Cập nhật thông tin đối tượng:
a) Thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào Hệ thống.
b) Khi thực hiện các bước tiêm chủng, đơn vị thực hiện tiêm chủng phải nhập thông tin mới của đối tượng tiêm chủng ngay trong buổi tiêm. Đối với các điểm tiêm chủng ngoài trạm tại miền núi, vùng sâu, vùng xa không có máy tính và Internet, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc buổi tiêm phải thực hiện nhập thông tin của đối tượng tiêm chủng vào Hệ thống.
c) Đối với các thông tin về phản ứng sau tiêm chủng, phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác sau khi phát hiện.
3. Rà soát các đối tượng:
Cơ sở tiêm chủng phải thực hiện rà soát hàng tuần để đảm bảo không trùng lặp đối tượng.
4. Xóa đối tượng:
a) Không được xóa đối tượng đã có lịch sử tiêm chủng, trừ trường hợp đối tượng trùng lặp trên Hệ thống. Đối tượng tiêm chủng được giữ lại trên Hệ thống phải được giữ lại lịch sử tiêm chủng và cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin của đối tượng tiêm chủng. Mã số đối tượng đã giữ lại trên Hệ thống phải được cung cấp cho đối tượng tiêm chủng.
b) Việc xóa đối tượng sẽ được Hệ thống tự động sao lưu dữ liệu và được gửi thông tin đối tượng đã xóa tới đơn vị đang đồng thời quản lý trên Hệ thống.
c) Chỉ có Trạm Y tế xã trực tiếp quản lý mới có quyền xóa đối tượng.
...
Như vậy, theo quy định, việc cập nhật thông tin đối tượng tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được thực hiện như sau:
(1) Thông tin cá nhân và lịch sử tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào Hệ thống.
(2) Khi thực hiện các bước tiêm chủng, đơn vị thực hiện tiêm chủng phải nhập thông tin mới của đối tượng tiêm chủng ngay trong buổi tiêm.
Đối với các điểm tiêm chủng ngoài trạm tại miền núi, vùng sâu, vùng xa không có máy tính và Internet, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc buổi tiêm phải thực hiện nhập thông tin của đối tượng tiêm chủng vào Hệ thống.
(3) Đối với các thông tin về phản ứng sau tiêm chủng, phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác sau khi phát hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?