Việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể không?
- Mức hỗ trợ đào tạo cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định là bao nhiêu?
Việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí được cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
- Các cơ sở đào tạo lưu học sinh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, quy định pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng ngành nghề đào tạo lưu học sinh được cấp thẩm quyền giao thực hiện, không thuê cơ sở đào tạo khác để thực hiện thay nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định liên quan và Thông tư này.
- Kinh phí đào tạo đối với lưu học sinh học không tập trung được tính theo tháng lưu học sinh có mặt học tập tại Việt Nam; trường hợp không đủ một tháng, thì được tính theo số ngày lưu học sinh có mặt học tập thực tế.
Trước đây, việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 3 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Nguyên tắc quản lý và chi đào tạo
1. Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
2. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng Mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
3. Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định liên quan và Thông tư này.
4. Đối với lưu học sinh học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) sinh viên có mặt học tập tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì việc quản lý và chi đào tạo lưu học sinh Lào sang Việt Nam học tập theo diện Hiệp định được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Kinh phí đào tạo, hỗ trợ ban đầu và sinh hoạt phí cấp qua cơ sở đào tạo được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo cho lưu học sinh Lào, Campuchia.
- Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng Mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các quy định liên quan và Thông tư này.
- Đối với lưu học sinh học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) sinh viên có mặt học tập tại Việt Nam.
Lưu học sinh (Hình từ Internet)
Lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể không?
Lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể không, thì theo điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Kinh phí đào tạo
1. Nội dung chi
...
c) Chi khác
Chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học; chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm; chi mua bảo hiểm y tế; chi hỗ trợ thêm nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền nước bạn; chi các nội dung khác theo thực tế của hệ đào tạo ngắn hạn (không vượt quá 5% định mức chi hệ đào tạo ngắn hạn quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này) gồm: chi thăm hỏi, trợ cấp ốm đau đột xuất đối với lưu học sinh; chi hỗ trợ điện, nước sinh hoạt, giao lưu văn hóa, thể thao cho lưu học sinh theo quy định.
...
Theo đó, lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể đầu khóa học và chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm.
Trước đây, lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể không, thì theo quy định tại khoản c khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Kinh phí đào tạo
1. Nội dung chi
a) Chi thường xuyên bao gồm các Khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các Khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại kí túc xá, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học, chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, chi tặng phẩm, chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác
- Chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm;
- Chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn, Tết cổ truyền Việt Nam và Tết cổ truyền nước bạn
…
Như vậy, theo quy định trên thì lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định được hỗ trợ chi phí khám bệnh tổng thể đầu khóa học và chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm.
Mức hỗ trợ đào tạo cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ đào tạo cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
(1) Hệ đào tạo dài hạn: Không vượt quá 3.350.000 đồng/người/tháng.
(2) Hệ đào tạo ngắn hạn: Không vượt quá 7.150.000 đồng/người/tháng.
(3) Các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được tính tăng thêm 10% định mức chi của hệ đào tạo tương ứng quy định tại (1), (2).
(4) Đối với từng nội dung chi cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này: Áp dụng theo định mức chi quy định của cơ sở đào tạo, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tổng các khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại (1), (2), (3).
Trường hợp cơ sở đào tạo chi cao hơn định mức chi theo quy định, thì cơ sở đào tạo phải sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác của mình để bù đắp.
Trước đây, mức hỗ trợ đào tạo cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Kinh phí đào tạo
…
2. Định mức chi
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 2.576.000 đồng/người/tháng.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 5.485.000 đồng/người/tháng.
c) Các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
d) Đối với các mức chi cụ thể của các Mục chi nêu tại Khoản 1 Điều này: áp dụng theo định mức của cơ sở đào tạo (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở đào tạo chủ động chi tiêu. Tổng các Khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ đào tạo cho lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam theo diện Hiệp định như sau:
- Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 2.576.000 đồng/người/tháng.
- Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 5.485.000 đồng/người/tháng.
- Các cơ sở đào tạo thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
- Đối với các mức chi cụ thể của các Mục chi nêu tại Khoản 1 Điều này: áp dụng theo định mức của cơ sở đào tạo (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở đào tạo chủ động chi tiêu. Tổng các Khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?