Việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được thực hiện khi nào?
- Việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được thực hiện khi nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nào phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
Việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được thực hiện khi nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh:
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trong năm kế hoạch.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng, tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Việc rà soát nhu cầu vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 219/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo mức vay nước ngoài tự vay, tự trả ròng trung, dài hạn hàng năm theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng điều kiện vay nước ngoài tự vay, tự trả ngắn, trung, dài hạn trong từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai các biện pháp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.
5. Theo dõi việc thực hiện hạn mức vay nước ngoài tự vay, tự trả.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy trình thu thập, báo cáo, tổng hợp, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trong việc hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay theo phương thức tự vay, tự trả.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nào phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp:
Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp
1. Đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bao gồm:
a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
...
Theo đó, những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, cụ thể:
(1) Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
(2) Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
- Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
(3) Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?