Việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào? Trong trường hợp người bệnh tiết lộ hoặc xác nhận là nạn nhân bạo lực gia đình thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì? - Câu hỏi của anh Đạt (Bình Dương)

Việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào?

Việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào

Việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định về tiếp nhận người bệnh như sau:

- Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận để cấp cứu, khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

- Khi tiếp nhận người bệnh khác đến khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong quá trình khám, khai thác tiền sử bệnh nếu nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình, bác sỹ và nhân viên y tế (gọi chung là thầy thuốc) cần hỏi sàng lọc để phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2017/TT-BYT.

Việc sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2017/TT-BYT như sau:

- Người bệnh cần được sàng lọc, phỏng vấn ở nơi riêng tư, yên tĩnh (phòng hoặc buồng khám riêng), khi không có các thành viên trong gia đình để bảo đảm tính khách quan và an toàn khi cung cấp thông tin.

Trường hợp người bệnh cấp cứu không thể tự trả lời phỏng vấn, việc phỏng vấn được tiến hành sau khi người bệnh đã được điều trị ổn định.

- Thầy thuốc cần chú ý phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bị xâm phạm về mặt thể chất, tinh thần và tình dục của người bệnh; xem xét mối tương quan giữa tình trạng tổn thương và tiết lộ của người bệnh về nguyên nhân gây nên tổn thương đó.

Trường hợp người bệnh muốn che dấu việc bị bạo lực, thầy thuốc và nhân viên y tế cần động viên để người bệnh tiết lộ.

- Thầy thuốc phải thực hiện nguyên tắc bảo mật về các thông tin người bệnh tiết lộ trong quá trình sàng lọc, thăm khám và điều trị.

Trong trường hợp người bệnh tiết lộ hoặc xác nhận là nạn nhân bạo lực gia đình thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gì?

Theo Điều 5 Thông tư 24/2017/TT-BYT, trường hợp người bệnh tiết lộ hoặc xác nhận là nạn nhân bạo lực gia đình ngay khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi sàng lọc

- Thầy thuốc và nhân viên y tế phải ghi chép các thông tin liên quan vào Phiếu ghi chép thông tin nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Thông tư này.

- Phiếu ghi chép thông tin nạn nhân bạo lực gia đình được đánh mã số bệnh án và lưu cùng với hồ sơ bệnh án đối với người bệnh nội trú để phục vụ cho theo dõi người bệnh và thống kê, báo cáo về bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2017/TT-BYT, trong quá trình tiếp nhận, sàng lọc và chăm sóc y tế cho người bệnh:

- Nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ 01/07/2023) và Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ 01/07/2023) thì thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trình báo bằng văn bản, điện thoại hoặc cử người trực tiếp đi trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc nơi người bệnh cư trú về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm và đề nghị cơ quan công an có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh thì thanh toán chi phí khám chữa bệnh như thế nào?

Chi phí khám và điều trị cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được quy định tại Điều 11 Thông tư 24/2017/TT-BYT như sau:

Chi phí khám và điều trị cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình
1. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Chi phí khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân bạo lực gia đình không có bảo hiểm y tế do nạn nhân hoặc gia đình tự chi trả. Khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét miễn giảm chi phí khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân bạo lực gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng tự chi trả.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể tiếp nhận các khoản kinh phí hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để trợ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh của người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình sẽ được thực hiện như sau:

- Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Chi phí khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân bạo lực gia đình không có bảo hiểm y tế do nạn nhân hoặc gia đình tự chi trả.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
998 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào