Việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân gồm những nội dung gì và được tổ chức bao nhiêu lần trong năm?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân đề nghị?
- Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân gồm những gì?
- Việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân được tổ chức bao nhiêu lần trong năm?
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân đề nghị?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 15 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP quy định về sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo Mẫu số 11 Phụ lục IA ban hành theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Kết quả sát hạch là căn cứ để xét cấp chứng chỉ hành nghề và được bảo lưu trong thời gian 12 tháng.
....
Căn cứ theo khoản 5 Điều 53 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ như sau:
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
...
5. Thẩm quyền sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I;
b) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sát hạch, cấp, gia hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II.
...
Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I (Hình từ Internet)
Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 15 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP quy định về sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
...
2. Nội dung sát hạch bao gồm:
a) Sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật;
b) Việc sát hạch thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm trong thời gian 45 phút;
c) Đề thi sát hạch gồm 40 câu hỏi, trong đó có 24 câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và 16 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi do cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kinh nghiệm nghề nghiệp là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có kết quả sát hạch từ 80 điểm trở lên thì đạt yêu cầu xét cấp chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch một trong hai phần sát hạch thì kết quả sát hạch phần còn lại phải đạt 80% trở lên số điểm tối đa của phần sát hạch;
đ) Việc sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp thực hiện cho từng nội dung hành nghề theo Danh mục hành nghề đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 42 Nghị định này;
e) Việc sát hạch kiến thức pháp luật chỉ thực hiện một lần trong kỳ sát hạch.
....
Theo đó, khi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân thì sát hạch những nội dung theo quy định cụ thể trên.
Việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I cho cá nhân được tổ chức bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Nghị định 27/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 15 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề
...
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức sát hạch không quá 03 lần trong một năm, thời gian tổ chức sát hạch, được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan tổ chức sát hạch trước 30 ngày làm việc tổ chức sát hạch.
5. Trước thời gian tổ chức sát hạch 10 ngày, cơ quan tổ chức sát hạch đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thông tin về kết quả xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách và mã số dự sát hạch của từng cá nhân.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc sát hạch, cơ quan tổ chức sát hạch có trách nhiệm tổng hợp và đăng tải kết quả sát hạch trên Cổng thông tin điện tử.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ tổ chức sát hạch không quá 03 lần trong một năm.
Thời gian tổ chức sát hạch, được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan tổ chức sát hạch trước 30 ngày làm việc tổ chức sát hạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?