Việc sửa đổi APA được thực hiện trong trường hợp nào? APA có bị thu hồi trong quá trình đề nghị sửa đổi APA không?
Việc sửa đổi APA được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc sửa đổi APA được quy định tại khoản 9 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
8. Việc gia hạn APA
a) Người nộp thuế có đề nghị gia hạn APA nộp hồ sơ gia hạn APA cho cơ quan thuế trước khi APA đã ký hết hạn ít nhất 06 tháng. Thủ tục giải quyết hồ sơ gia hạn APA được thực hiện tương tự như thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA.
b) APA có thể được xem xét gia hạn trong trường hợp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: Phạm vi giao dịch liên kết và các bên liên kết không có thay đổi mang tính trọng yếu; các giả định quan trọng không có thay đổi mang tính trọng yếu; khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn hoặc tỷ suất lợi nhuận làm cơ sở phân tích so sánh có sự ổn định trong thời gian được gia hạn.
9. Sửa đổi APA
a) Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
Các trường hợp sửa đổi APA cụ thể như sau: Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan; thay đổi của pháp luật có tác động tới APA; nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Bộ Tài chính chấp thuận; và các trường hợp khác.
...
Đối chiếu với quy định trên thì thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được sửa đổi trong các trường hợp sau:
- Các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan;
- Thay đổi của pháp luật có tác động tới APA;
- Nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Bộ Tài chính chấp thuận;
- Các trường hợp khác.
Việc sửa đổi APA được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
APA có bị thu hồi trong quá trình đề nghị sửa đổi APA không?
Căn cứ khoản 11 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi APA như sau:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
11. Thu hồi APA
a) APA có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau: Người nộp thuế cố ý cung cấp thông tin sai hoặc có hành vi gian lận trong việc áp dụng APA, thực hiện các chế độ báo cáo hoặc trong quá trình đề nghị sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị thu hồi APA và được Bộ Tài chính chấp thuận.
b) Trường hợp APA bị thu hồi, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc thu hồi APA trong đó nêu rõ lý do thu hồi và ngày thu hồi có hiệu lực (tính từ ngày đầu tiên của giai đoạn áp dụng APA). Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị thu hồi theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày thu hồi có hiệu lực.
...
Như vậy, APA có thể bị thu hồi nếu người nộp thuế cố ý cung cấp thông tin sai hoặc có hành vi gian lận trong quá trình đề nghị sửa đổi APA.
Người nộp thuế có được nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA không?
Việc hủy bỏ APA được quy định tại khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
10. Hủy bỏ APA
a) APA có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: Người nộp thuế hay bất kỳ bên liên kết nào liên quan tới giao dịch liên kết không tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện của APA; người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong hồ sơ đề nghị áp dụng APA, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất; người nộp thuế không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu của báo cáo APA thường niên hoặc thông tin, tài liệu và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế; người nộp thuế và cơ quan thuế không thống nhất được kết luận việc sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị hủy bỏ APA và được Bộ Tài chính chấp thuận; người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
...
Theo quy định trên thì APA có thể bị hủy bỏ trong trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
Như vậy, nếu có lý do hợp lý thì người nộp thuế có thể nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA.
Lưu ý:
- Trường hợp APA bị hủy bỏ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc hủy bỏ APA trong đó nêu rõ lý do hủy bỏ và ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA.
- Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị hủy bỏ theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày việc hủy bỏ có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?